Với
những cải cách mang tính đột phá trong việc đơn giản hóa thủ tục hành
chính theo hướng hiện đại, công khai, minh bạch… phù hợp với chuẩn mực
quốc tế, Hải quan Việt Nam đã giúp cho cộng đồng doanh nghiệp trong và
ngoài nước tiết kiệm đáng kể chi phí, thời gian, từ đó góp phần nâng cao
năng lực cạnh tranh quốc gia, sẵn sàng hội nhập những sân chơi lớn,
trong đó có Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào cuối năm 2015 này.
VNACCS/VCIS - bước đột phá của hải quan điện tửNhững năm trước đây, “hải quan điện tử” đã bắt đầu được triển khai ứng dụng tại Việt Nam và tạo được ấn tượng tốt đối với cộng đồng doanh nghiệp bởi sự nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả. Thế nhưng sự triển khai này mới chỉ dừng lại ở mức thí điểm tại một vài đơn vị nên chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ trong toàn ngành Hải quan Việt Nam. Gần đây, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, ngành Hải quan đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ trong việc cải cách thủ tục hành chính nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Sự chuyển biến này đã mang lại những thành công mang tính đột phá bước đầu trong việc thực hiện Chiến lược cải cách hiện đại hóa của Tổng cục Hải quan đến năm 2020 đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phê duyệt. Đặc biệt là việc triển khai thành công đồng bộ Hệ thống thông quan hàng hóa tự động và Hệ thống quản lý hải quan thông minh (VNACCS/VCIS) tới 100% Cục và Chi cục Hải quan trên cả nước.
Việc triển khai VNACCS/VCIS là động lực để ngành Hải quan đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hàng loạt những lĩnh vực liên quan như: Nộp thuế điện tử (E - payment), Manifest điện tử (E - Manifest), Hóa đơn điện tử (E - Invoice), Giấy phép điện tử (E- C/O và E – Permit)…
Theo ông Nguyễn Mạnh Tùng, Cục trưởng Cục Công nghệ Thông tin & Thống kê (Tổng cục Hải quan), việc triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS đã giúp cắt giảm thời gian thực hiện ở tất cả các khâu cơ bản trong quá trình làm thủ tục hải quan, nhất là ở khâu khai báo và xử lý tờ khai. Hiện nay, thời gian tiếp nhận, xử lý và phản hồi thông tin khai báo chỉ từ 1 – 3 giây. Đối với hàng luồng xanh (miễn kiểm tra hồ sơ giấy và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa), thời gian thông quan cũng chỉ từ 1 – 3 giây.
Tiếp đến, thời gian thực hiện thủ tục giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu chỉ còn kéo dài vài phút thay vì kéo dài hàng giờ như trước đây, giúp giảm đáng kể việc ách tắc hàng hóa xuất nhập khẩu tại cổng cảng. Hay như ở khâu nộp thuế, Tổng cục Hải quan đã triển khai phối hợp với 17 ngân hàng thương mại và kết nối online với Kho bạc Nhà nước để thực hiện hình thức thanh toán điện tử qua ngân hàng.
Nhờ đó chỉ trong vòng 15 phút sau khi doanh nghiệp nộp tiền tại Kho bạc Nhà nước, thông tin nộp tiền sẽ có tại cổng của Hải quan và lập tức được thanh khoản, trừ nợ thuế và thông quan hàng hóa. Ưu điểm nổi bật này của Hệ thống VNACCS/VCIS đã được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá rất cao, vì nó giúp việc thu nộp thuế nhanh chóng, minh bạch, giảm thiểu tình trạng cưỡng thuế không chính xác, cũng như rút ngắn thời gian thông quan của doanh nghiệp.
Một điểm cũng đáng chú ý, đó là việc triển khai VNACCS/VCIS còn tạo nên cầu nối thúc đẩy sự vào cuộc của các Bộ, Ngành liên quan nhằm cắt giảm tối đa thời gian làm thủ tục xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp, tạo ra sức cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp Việt Nam, đồng thời đây sẽ là động lực thúc đẩy quá trình cải cách thủ tục hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước, nhằm hướng tới một Chính phủ điện tử.
Việc triển khai thành công Hệ thống VNACCS/VCIS trong thời gian qua cũng đã giúp ngành Hải quan có những cơ sởthực tiễn và pháp lý tham mưu cho Quốc hội hoàn chỉnh Luật Hải quan sửa (có hiệu lực từ ngày 01/01/2015) theo hướng xây dựng ngành Hải quan hiện đại, phù hợp những quy chuẩn chung của khu vực và quốc tế.
Nhờ có Hệ thống VNACCS/VCIS, dự kiến đến cuối năm 2015 khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức đi vào hoạt động, thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ đạt bằng mức trung bình của nhóm 6 nước tốt nhất ASEAN (ASEAN-6, gồm: Singapore, Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia và Brunei). Và đến năm 2016 sẽ đạt mức trung bình nhóm ASEAN-4 (gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan và Philippines) với thời gian xuất khẩu còn dưới 10 ngày và nhập khẩu là dưới 12 ngày.
Thực tế từ các đơn vị
Tại tất cả các khu vực giám sát hàng hóa, làm thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu ở các Cục và Chi cục Hải quan của Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh), Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh), Khu Công nghiệp Yên Phong (Bắc Ninh)… mà chúng tôi có dịp tiếp cận gần đây đã không còn hình ảnh bề bộn của những chồng sổ sách, cảnh chờ đợi ồn ào đông đúc, thay vào đó là cảnh yên tĩnh, trật tự với một không khí làm việc khá chuyên nghiệp và hiện đại. Ấn tượng hơn, tại những đơn vị này, một hệ thống máy tính cùng các thiết bị máy soi container, camera giám sát, seal định vị GPS… hiện đại đã được trang bị đầy đủ, góp phần rất lớn vào việc rút ngắn thời gian làm thủ tục khai báo hải quan cho các doanh nghiệp.
Cụ thể ở khu Nhà ga T2 - Sân bay Quốc tế Nội Bài, ga hàng không hiện đại nhất Việt Nam vừa mới đi vào hoạt động hiệu quả của việc triển khai Hệ thống VNACCS/VCIS được thể hiện rất rõ ở số chuyến bay, số tờ khai được thông quan và cả trong công tác chống buôn lậu.
Theo ông Vũ Quốc Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Sân bay Quốc tế Nội Bài, chỉ sau 3 tháng chính thức đi vào hoạt động với hệ thống phòng ốc, camera giám sát và máy tính trang bị hiện đại, Chi cục Hải quan cửa khẩu Sân bay Quốc tế Nội Bài đã làm thủ tục cho hơn 11.000 chuyến bay với hơn 1,6 triệu lượt khách. Trong đó, đã xuất cảnh hơn 6.000 chuyến với gần 900.000 hành khách và hơn 700.000 kiện hành lý, đồng thời làm thủ tục nhập cảnh cho gần 5.000 chuyến bay với 724.340 hành khách và 724.340 kiện hành lý…
Còn tại Chi cục Hải quan Cảng Cái Lân ở Quảng Ninh, trong gần 1 tháng triển khai đã có 60 doanh nghiệp tham gia thủ tục hải quan điện tử trên Hệ thống VNACCS/VCIS. Số tờ khai thực hiện thủ tục Hải quan điện tử tại đây đạt 408/408 tờ khai (tỉ lệ 100% tổng số tờ khai đăng kí cùng loại hình); kim ngạch thực hiện thủ tục hải quan điện tử là 130.925.744 USD (đạt 100% tổng kim ngạch XNK cùng loại hình). Hiện nay đã có 105/115 doanh nghiệp sử dụng chữ kí số để làm thủ tục hải quan điện tử (chiếm 91,3%)…
Hiệu quả của Hệ thống VNACCS/VCIS cũng nhìn thấy rõ tại Chi cục Hải quan Cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh). Tại đây, Chi cục đã thực hiện đăng ký thủ tục hải quan điện tử cho 1.907 bộ tờ khai với kim ngạch điện tử đạt 750 triệu USD. Số tờ khai điện tử năm 2014 do Hải quan Móng Cái thực hiện là 5.825 bộ tờ khai với kim ngạch đạt 941,1 triệu USD (đạt 100% tổng số tờ khai và 100% tổng kim ngạch) đề ra.
Tại Đội Thủ tục Hải quan quản lý các Khu Công nghiệp Yên Phong (Bắc Ninh), nơi tập trung phần lớn các “siêu công ty” nước ngoài, việc triển khai ứng dụng Hệ thống VNACCS/VCIS cũng đạt kết quả hết sức khả quan. Ông Bùi Ngọc Dũng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Bắc Ninh cho biết, trung bình mỗi ngày Đội thủ tục tại đây duyệt và thông quan 500 tờ khai của các doanh nghiệp. Có những ngày cao điểm, số tờ khai thông quan lên đến 1.500 tờ. Điển hình như Khu Công nghiệp Yên Phong, nơi tập trung những nhà “siêu đầu tư” nước ngoài, hệ thống VNACCS/VCIS được vận hành rất hiệu quả, mọi khâu nghiệp vụ của hải quan đều được chuẩn hóa và hiện đại không kém gì hải quan ở các nước Mỹ, Đức, Nhật.
Có thể nói, việc triển khai thành công Hệ thống VNACCS/VCIS đã tạo nên những bước đột phá trong lộ trình cải cách hành chính nhằm hiện đại hóa ngành Hải quan Việt Nam trước cánh cửa hội nhập. Nó mở ra những cơ hội đầy triển vọng cho cộng đồng doanh nghiệp nói riêng và cho cả nền kinh tế Việt Nam nói chung, nhất là khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) sắp trở thành hiện thực vào ngày 31/12/2015 tới đây./.
ແປລາວ:
ດ້ວຍບັນດາມາດຕະການປະຕິຮູບທີ່ມີລັກສະນະບຸກທະລຸໃນການ ຫັນລະບຽບການບໍລິຫານໃຫ້ເປັນງ່າຍດາຍ ຕາມທິດທັນສະໄໝ, ເປີດເຜີຍ, ໂປ່ງໃສ… ສອດຄ່ອງກັບມາດຕະຖານສາກົນໃນໄລຍະຜ່ານມາ, ຂະແໜງພາສີ ຫວຽດນາມ ສາມາດຊ່ວຍ ເຮັດໃຫ້ບັນດາ ປະຊາຄົມວິສາຫະກິດຢູ່ພາຍໃນ ແລະ ຕ່າງປະເທດປະຢັດລາຍຈ່າຍ ແລະ ເວລາໄດ້ຫຼາຍພໍສົມຄວນ ຈາກນັ້ນປະກອບສ່ວນຍົກສູງ ກຳລັງແກ້ງແຍ້ງ, ກຽມພ້ອມເພື່ອຈະເຊື່ອມໂຍງເຂົ້າສູ່ສະໜາມການຫຼິ້ນໃຫຍ່ໆ, ໃນນັ້ນມີ ປະຊາຄົມເສດຖະກິດ ASEAN (AEC) ໃນທ້າຍປີ 2015 ນີ້.
VNACCS/VCIS - ບາດກ້າວບຸກທະລຸຂອງການນຳໃຊ້ລະບົບແຈ້ງພາສີ ແບບເອເລັກຕໂຣນິກ
ໃນຊຸມປີກ່ອນໜ້ານີ້, “ການໃຊ້ລະບົບແຈ້ງພາສີແບບ ເອເລັກຕໂຣນິກ” ໄດ້ເລີ່ມຕົ້ນຖືກນໍາໃຊ້ຢູ່ຫວຽດນາມ ແລະ ໄດ້ສ້າງ ຄວາມປະທັບໃຈເປັນຢ່າງດີໃຫ້ແກ່ປະຊາຄົມວິສາຫະກິດ ເນື່ອງຈາກຄວາມວ່ອງໄວ, ສະດວກສະບາຍ ແລະ ມີປະສິດທິຜົນ. ແຕ່ເຖິງຢ່າງໃດກໍ່ຕາມ, ການຜັນຂະຫຍາຍນໍາໃຊ້ລະບົບດັ່ງກ່າວກໍ່ເປັນພຽງການເຮັດທົດລອງ ຢູ່ບາງຫົວໜ່ວຍການຈັດຕັ້ງເທົ່ານັ້ນ ຈຶ່ງຍັງບໍ່ທັນສ້າງໃຫ້ມີການປ່ຽນແປງຢ່າງແຂງແຮງ ໃນທົ່ວຂະແໜງພາສີຫວຽດນາມ. ໃນມໍ່ໆນີ້, ພາຍໃຕ້ການຊີ້ນຳ ຢ່າງໃກ້ຊິດຂອງລັດຖະບານ, ຂະແໜງພາສີຫວຽດນາມ ໄດ້ມີການຫັນປ່ຽນຢ່າງແຂງແຮງໃນການປັບປຸງ ລະບຽບການບໍລິຫານ ແນໃສ່ ປົວແປງສະພາບແວດລ້ອມ ໃນການດຳເນີນທຸລະກິດ ແລະ ຍົກສູງກຳລັງແກ້ງແຍ້ງແຫ່ງຊາດ.
ການຫັນປ່ຽນດັ່ງກ່າວ ໃນເບື້ອງຕົ້ນໄດ້ຮັບຜົນສຳເລັດຫຼາຍຢ່າງ ທີ່ມີລັກສະນະບຸກທະລຸ ໃນການປະຕິບັດຍຸດທະສາດຮອດ ປີ 2020 ການປະຕິຮູບຫັນເປັນ ທັນສະໄໝ ຂອງກົມໃຫຍ່ພາສີ ຊຶ່ງທ່ານ ນາຍົກລັດຖະມົນຕີ ຫງວຽນເຕິນຢຸງ ໄດ້ອະນຸມັດແລ້ວນັ້ນ. ໂດຍສະເພາະແມ່ນການຜັນຂະຫຍາຍປະຕິບັດຢ່າງມີປະສິດທິຜົນ ລະບົບກວດກາສິນຄ້າຜ່ານດ່ານໂດຍອັດຕະໂນມັດ ແລະ ລະບົບ ຄຸ້ມຄອງພາສີສະຫຼາດ (VNACCS/VCIS) ຢູ່ທຸກໆກົມ ແລະ ສາຂາກົມພາສີ (100% )ໃນທົ່ວປະເທດ.
ການຜັນຂະຫຍາຍ VNACC/VCIS ເປັນກຳລັງໜູນ ສໍາລັບ ຂະແໜງການພາສີ ເພື່ອຊຸກຍູ້ໃຫ້ມີການໝູນໃຊ້ ເຕັກໂນໂລຊີ ຂ່າວສານເຂົ້າໃນການເຄື່ອນໄຫວຂອງຂົງເຂດວຽກງານຕ່າງໆ ທີ່ກ່ຽວຂ້ອງເຊັ່ນ: ເສຍພາສີຜ່ານລະບົບເອເລັກຕໂຣນິກ (E-payment), Manifest ເອເລັກຕໂຣນິກ (E- Manifest), ໃບບິນ ເອເລັກຕໂຣນິກ (E- Invoice), ໃບອະນຸຍາດ ເອເລັກຕໂຣນິກ (E-C/O ແລະ E-Permit)…
ຕາມທ່ານ ຫງວຽນແມ້ງຕຸ່ງ, ຫົວໜ້າກົມເຕັກໂນໂລຊີຂ່າວສານ ແລະ ສະຖິຕິ (ກົມໃຫຍ່ພາສີ)ແລ້ວ, ການຜັນຂະຫຍາຍລະບົບ VNACCS/VCIS ສາມາດຊ່ວຍຫຼຸດຜ່ອນເວລາ ຢູ່ໃນທຸກໆ ຂັ້ນຕອນພື້ນຖານຂອງລະບຽບການແຈ້ງພາສີ ໂດຍສະເພາະ ແມ່ນ ຂອດແຈ້ງ ແລະ ແກ້ໄຂໃບແຈ້ງ. ປະຈຸບັນ, ເວລາຮັບເອົາ, ແກ້ໄຂ ແລະ ຕອບຂໍ້ມູນແຈ້ງພາສີ ເສຍເວລາພຽງແຕ່ 1-3 ວິນາທີ. ສຳລັບ ປະເພດສິນຄ້າຍົກເວັ້ນການກວດກາໃບແຈ້ງ ແລະ ຍົກເວັ້ນ ກວດກາສິນຄ້າຕົວຈິງ, ເວລາ ຜ່ານດ່ານກໍແກ່ຍາວພຽງ 1-3 ວິນາທີເທົ່ານັ້ນ. ຕໍ່ມາແມ່ນເວລາ ສໍາລັບລະບຽບການ ຄວບຄຸມກວດກາ ສິນຄ້າຜ່ານດ່ານ ປະເພດສິນຄ້າສົ່ງອອກ-ນຳເຂົ້າ ກໍ່ເສຍເວລາ ພຽງສອງສາມນາທີ ແທນທີ່ແກ່ຍາວເປັນຫຼາຍຊົ່ວໂມງ ຄືເມື່ອກ່ອນ, ສິ່ງດັ່ງກ່າວນີ້ໄດ້ຊ່ວຍເຮັດໃຫ້ບັນຫາລົດ ແລະ ສິນຄ້ານໍາເຂົ້າ-ສົ່ງອອກ ຕິດຢູ່ໃນ ບໍລິເວນດ່ານຊາຍແດນໄດ້ຮັບການຫລຸດຜ່ອນລົງ ຫຼາຍ ພໍຄວນ. ຫຼືວ່າໃນຂອດຈ່າຍພາສີ, ກົມໃຫຍ່ພາສີ ໄດ້ປະສານສົມທົບ ກັບ ທະນາຄານ ການຄ້າ 17 ແຫ່ງ ແລະ ເຊື່ອມຕໍ່ຜ່ານທາງ ອິນເຕີແນັດກັບຄັງເງິນແຫ່ງຊາດເພື່ອປະຕິບັດ ການຊຳລະຊະສາງແບບເອເລັກຕໂຣນິກ ຜ່ານທະນາຄານ. ດ້ວຍວິທີນີ້, ພາຍໃນ 15 ນາທີ ຫຼັງຈາກວິສາຫະກິດ ມອບເງິນເຂົ້າຄັງເງິນ ແຫ່ງຊາດ, ຂໍ້ມູນ ມອບ ເງິນຈະປະກົດຂຶ້ນຢູ່ເທິງໜ້າເວັບ ຂອງເຈົ້າໜ້າທີ່ພາສີ ແລະ ຈະຖືກຊໍາລະໂອນບັນຊີ, ລົບໜີ້ອາກອນ ແລະ ສິນຄ້າຈະໄດ້ຮັບອະນຸມັດ ຜ່ານດ່ານໂດຍທັນທີ. ຈຸດດີທີ່ພົ້ນເດັ່ນຂອງລະບົບ VNACCS/VCIS ນີ້ແມ່ນໄດ້ຮັບການຕີລາຄາສູງ ຈາກປະຊາຄົມວິສາຫະກິດ ເພາະມັນຊ່ວຍເຮັດໃຫ້ການຈ່າຍ-ເກັບພາສີໄດ້ຢ່າງວ່ອງໄວ, ໂປ່ງໃສ, ຫລີກເວັ້ນໄດ້ໂດຍພື້ນຖານສະພາບການບັງຄັບມອບພາສີແບບບໍ່ຊັດເຈນເໝືອນຜ່ານມາ ກໍຄືຫຼຸດເວລາສິນຄ້າ ຜ່ານດ່ານຂອງວິສາຫະກິດອີກດ້ວຍ.
ອີກຈຸດໜຶ່ງທີ່ໜ້າສົນໃຈ ນັ້ນກໍ່ຄື, ການຜັນຂະຫຍາຍ ປະຕິບັດ VNACCS/VCIS ໄດ້ສ້າງໃຫ້ເປັນຂົວເຊື່ອມຕໍ່ ຊຸກຍູ້ໃຫ້ບັນດາ ກະຊວງ, ຂະແໜງການທີ່ກ່ຽວຂ້ອງ ເຂົ້າຮ່ວມໃນການປັບປຸງກົນໄກຫຼຸດຜ່ອນໄລຍະເວລາຂອງລະບຽບການນໍາເຂົ້າ-ສົ່ງອອກສິນຄ້າຢູ່ດ່ານໃຫ້ແກ່ວິສາຫະກິດ, ສ້າງຄວາມສາມາດແກ້ງ ແຍ້ງສູງໃຫ້ແກ່ວິສາຫະກິດຫວຽດນາມ, ພ້ອມນັ້ນນີ້ກໍແມ່ນແຫຼ່ງ ກຳລັງໜູນຊຸກຍູ້ການປະຕິຮູບດ້ານລະບຽບການບໍລິຫານຂອງບັນດາອົງການຈັດຕັ້ງ ຄຸ້ມຄອງບໍລິຫານລັດ, ແນໃສ່ມຸ່ງສູ່ລັດຖະບານເອເລັກຕໂຣນິກໃນຕໍ່ໜ້າ.
ການຜັນຂະຫຍາຍຜົນສໍາເລັດຂອງ ລະບົບ VNACCS/VCIS ໃນໄລຍະ ຜ່ານມາ ໄດ້ຊ່ວຍໃຫ້ຂະແໜງພາສີ ມີພື້ນຖານດ້ານ ພຶດຕິກໍາຕົວຈິງ ແລະ ດ້ານນິຕິກຳ ເປັນເສນາທິການ ໃຫ້ແກ່ສະພາແຫ່ງຊາດໃນການປັບປຸສໍາເລັດສົມບູນກົດໝາຍວ່າດ້ວຍພາສີ ສະບັບປັບປຸງໃໝ່ (ມີຜົນສັກສິດແຕ່ວັນທີ 01/01/2015) ຕາມທິດ ກໍ່ສ້າງຂະແໜງການ ພາສີທັນສະໄໝ, ສອດຄ່ອງກັບບັນດາ ຂໍ້ກຳນົດມາດຕະຖານລວມຂອງພາກພື້ນ ແລະ ສາກົນ.
ຍ້ອນມີລະບົບ VNACCS/VCIS, ຄາດວ່າຮອດທ້າຍປີ 2015, ເມື່ອປະຊາຄົມເສດຖະກິດ ອາຊຽນ(AEC) ເຂົ້າສູ່ການເຄື່ອນໄຫວ ຢ່າງເປັນທາງການ, ໄລຍະເວລາສໍາລັບ ສິນຄ້າສົ່ງອອກ-ນຳເຂົ້າ ຜ່ານດ່ານ ຫວຽດນາມຈະບັນລຸເທົ່າກັບລະດັບປານກາງຂອງກຸ່ມ 6 ປະເທດດີທີສຸດ ອາຊຽນ (ASEAN-6, ລວມມີສິງກະໂປ, ມາເລເຊຍ, ໄທ, ຟີລິບປິນ, ອິນໂອເນເຊຍ ແລະ ບຣຸໄນ). ແລະ ຮອດປີ 2016 ຈະບັນລຸລະດັບປານກາງກຸ່ມ ASEAN-4 (ລວມມີ ສິງກະໂປ, ມາເລເຊຍ, ໄທ ແລະ ຟີລິບປິນ) ດ້ວຍໄລຍະເວລາ ສົ່ງອອກ ຕໍ່າກວ່າ 10 ວັນ ແລະ ນຳເຂົ້າແມ່ນຕໍ່າກວ່າ 12 ວັນ.
ຄວາມເປັນຈິງຈາກຫົວໜ່ວຍຕ່າງໆ
ຢູ່ທຸກໆພື້ນທີ່ຄວບຄຸມກວດກາສິນຄ້າ, ເຮັດລະບຽບການຜ່ານດ່ານ ສິນຄ້າສົ່ງອອກ-ນຳເຂົ້າຢູ່ບັນດາກົມ ແລະ ສາຂາກົມພາສີຊາຍແດນ ຂອງສະໜາມບິນສາກົນໂນ້ຍບ່າຍ (ຮ່າໂນ້ຍ), ທ່າກຳປັ່ນນ້ຳເລິກ ກ໋າຍເລີນ (ກວ່າງນິງ), ດ່ານຊາຍແດນ ມ໋ອງກາຍ (ກວ່າງນິງ), ເຂດ ອຸດສາຫະກຳອຽນຟອງ (ບັກນິງ)… ທີ່ພວກຂ້າພະເຈົ້າໄດ້ມີ ໂອກາດເຂົ້າຫາໃນມໍ່ໆນີ້ແມ່ນບໍ່ປະກົດໃຫ້ເຫັນຮູບພາບປຶ້ມ ສະໝຸດບັນຊີ ເອກະສານຕ່າງໆກອງເດຍລະດາດ ແລະ ສະພາບຄົນລໍຖ້າປະ ກອບເອກະສານຢ່າງຄັບຄາໜາແໜ້ນ ແລະ ອຶກກະທຶກເນືອງນັນອີກແລ້ວ, ແທນໃສ່ນັ້ນ ແມ່ນຄວາມເປັນລະບົບ, ລະບຽບຮຽບ ຮ້ອຍດີ ພ້ອມດ້ວຍບັນຍາກາດການເຮັດວຽກ ແບບມືອາຊີບ ແລະ ທັນສະໄໝ. ສິ່ງທີ່ປະທັບໃຈກວ່ານັ້ນແມ່ນຢູ່ບັນດາ ຫົວໜ່ວຍການ ຈັດຕັ້ງນີ້, ລະບົບເຄື່ອງຄອມພີວເຕີ ພ້ອມດ້ວຍ ອຸປະກອນເຄື່ອງຈັກ ສໍາລັບສ່ອງຕູ້container, camera ຕິດຕາມຄວບຄຸມ, seal ກຳນົດທີ່ຕັ້ງ GPS ທີ່ທັນສະໄໝຖືກຕິດຕັ້ງຢ່າງຄົບຖ້ວນ ປະກອບສ່ວນຢ່າງໃຫຍ່ຫຼວງເຂົ້າໃນການຫລຸດໄລຍະເວລາປະກອບເອກະສານແຈ້ງພາສີໃຫ້ແກ່ວິສາຫະກິດ.
ລະອຽດຄືຢູ່ຕຶກອາຄານຜູ້ໂດຍສານ T2 ຂອງສະໜາມບິນສາກົນໂນ້ຍບ່າຍ ຊຶ່ງເປັນອາຄານຜູ້ໂດຍສານທັນສະໄໝທີ່ສຸດຢູ່ຫວຽດ ນາມ ທີ່ຫາກໍນໍາເຂົ້າສູ່ການເຄື່ອນໄຫວ, ປະສິດທິຜົນຂອງການຜັນຂະຫຍາຍລະບົບ VNACCS/VCIS ໄດ້ສະແດງອອກຢ່າງແຈ້ງຊັດຢູ່ໃນຈຳນວນຖ້ຽວບິນ, ໃບແຈ້ງຜ່ານດ່ານ ນັບທັງໃນວຽກງານຕ້ານການຄ້າຂາຍເຖື່ອນ.
ຕາມທ່ານ ຫວູກວກຮຸ່ງ, ຫົວໜ້າສາຂາກົມພາສີ ສະໜາມບິນສາກົນໂນ້ຍບ່າຍ ໃຫ້ຮູ້ວ່າ, ພຽງ 3 ເດືອນນໍາເຂົ້າສູ່ການເຄື່ອນໄຫວຢ່າງເປັນທາງການ ກັບລະບົບຫ້ອງການ, ກ້ອງວົງຈອນຄວບຄຸມ ແລະ ເຄື່ອງຄອມພິວເຕີທີ່ໄດ້ຮັບການປະກອບຢ່າງທັນສະໄໝ, ສາຂາກົມພາສີ ດ່ານຊາຍແດນສະໜາມບິນສາກົນໂນ້ຍບ່າຍ ສາມາດຈັດການເອກະສານແຈ້ງພາສີໃຫ້ແກ່ 11.000 ຖ້ຽວບິນ ແລະ 1,4 ລ້ານ ກວ່າເທື່ອຄົນ. ໃນນັ້ນ, ໄດ້ອອກເມືອງ 6.000 ຖ້ຽວ ພ້ອມດ້ວຍຜູ້ໂດຍສານເກືອບ 900.000 ຄົນ ແລະ ເຄື່ອງສໍາພະລະເດີນທາງ 700.000 ກວ່າຫີບຫໍ່. ພ້ອມກັນນັ້ນກໍໄດ້ຈັດການເອກະສານແຈ້ງເຂົ້າເກືອບ 5.000 ຖ້ຽວບິນພ້ອມດ້ວຍຜູ້ໂດຍສານ 724.340 ຄົນ ແລະ ເຄື່ອງສໍາພະລະເດີນທາງ 724.340 ຫີບຫໍ່.
ສ່ວນສາຂາກົມພາສີຊາຍແດນທ່າກຳປັ່ນ ກ໋າຍເລີນຢູ່ແຂວງກວ່າງນິງ, ພາຍໃນເວລາເກືອບ 1 ເດືອນຂອງການຜັນຂະຫຍາຍ ໄດ້ມີ 60 ວິສາຫະກິດເຂົ້າຮ່ວມລະບຽບການແຈ້ງພາສີຜ່ານດ່ານ ດ້ວຍການ ນຳໃຊ້ລະບົບ VNACCS/VCIS. ຈຳນວນໃບແຈ້ງ ປະຕິບັດລະບຽບການຜ່ານດ່ານດ້ວຍການນຳໃຊ້ລະບົບ ແຈ້ງພາສີ ແບບເອເລັກຕໂຣນິກຢູ່ທີ່ນີ້ແມ່ນ 408/408 ໃບ (ບັນລຸ 100% ໃນຈຳນວນທັງໝົດໃບແຈ້ງລົງທະບຽນຮູບແບບດຽວກັນ); ວົງເງິນ ປະຕິບັດລະບຽບການຜ່ານດ່ານດ້ວຍການນຳໃຊ້ລະບົບ ແຈ້ງພາສີແບບເອເລັກຕໂຣນິກແມ່ນ 130.925.744 USD (ບັນລຸ 100% ຍອດວົງເງິນສົ່ງອອກ-ນຳເຂົ້າ ຮູບແບບດຽວກັນ). ປັດຈຸບັນໄດ້ມີ 105/115 ວິສາຫະກິດນຳໃຊ້ລາຍເຊັນດ້ວຍຮູບການຂຽນເປັນຕົວເລກ ເພື່ອປະກອບເອກະສານຜ່ານດ່ານດ້ວຍການນຳໃຊ້ລະບົບ ເອເລັກຕໂຣນິກ(ກວມ 91,3%)…
ປະສິດທິຜົນຂອງລະບົບ VNACCS/VCIS ກໍສາມາດເຫັນແຈ້ງຢູ່ທີ່ສາຂາກົມພາສີ ດ່ານຊາຍແດນມ໋ອງກາຍ (ກວ່າງນິງ). ຢູ່ທີ່ນີ້, ສາຂາກົມພາສີຊາຍແດນໄດ້ປະຕິບັດລົງທະບຽນເຮັດລະບຽບການ ຜ່ານດ່ານດ້ວຍການໃຊ້ລະບົບແຈ້ງພາສີ ແບບເອເລັກຕໂຣນິກ ໃຫ້ແກ່ 1.907 ຊຸດໃບແຈ້ງ ດ້ວຍວົງເງິນ ເອເລັກຕໂຣນິກບັນລຸ 750 USD. ຈຳນວນໃບແຈ້ງເອເລັກຕໂຣນິກ ປີ 2014 ໂດຍເຈົ້າໜ້າທີ່ ພາສີຊາຍແດນ ມ໋ອງກາຍປະຕິບັດແມ່ນ 5.825 ຊຸດໃບແຈ້ງ ກັບ ວົງເງິນບັນລຸ 941,1 ລ້ານ USD (ບັນລຸ 100% ໃບແຈ້ງທັງໝົດ ແລະ 100% ຍອດວົງເງິນເອເລັກຕໂຣນິກທີ່ວາງອອກ).
ທີ່ຫົວໜ່ວຍເຮັດລະບຽບການພາສີຊາຍແດນ ຄຸ້ມຄອງບັນດາ ເຂດອຸດສາຫະກຳ ອຽນຟອງ (ແຂວງບັກນິງ) ຊຶ່ງເປັນບ່ອນລວມສູນບັນດາ “ເໜືອມະຫາບໍລິສັດ” ຕ່າງປະເທດເປັນສ່ວນຫຼາຍ, ວຽກງານ ຜັນຂະຫຍາຍໝູນໃຊ້ລະບົບ VNACCS/VCIS ກໍບັນລຸຜົນສຳເລັດ ທີ່ເປັນໜ້າຊື່ນຊົມ. ທ່ານບຸ່ຍຫງອກຢຸງ, ຮອງຫົວໜ້າສາຂາກົມພາສີ ບັກນິງໃຫ້ຮູ້ວ່າ, ໄລ່ສະເລ່ຍ ແຕ່ລະມື້, ຫົວໜ່ວຍເຮັດລະບຽບການ ຢູ່ທີ່ນີ້ໄດ້ກວດ ແລະ ອະນຸມັດຜ່ານດ່ານ 500 ໃບແຈ້ງສິນຄ້າສົ່ງອອກຂອງບັນດາວິສາຫະກິດ. ມີບາງມື້ໃນໄລຍະເຄັ່ງຮ້ອນ, ຈຳນວນໃບແຈ້ງຜ່ານດ່ານຂຶ້ນເຖິງ 1500 ໃບ. ພົ້ນເດັ່ນຄື ເຂດອຸດສາຫະກຳ ອຽນຟອງ, ເປັນບ່ອນລວມສູນບັນດານັກ “ລົງທຶນເໜືອມະຫາ”, ລະບົບ VNACCS/VCIS ໄດ້ຮັບການດຳເນີນງານ ຢ່າງມີປະສິດທິຜົນທີ່ສຸດ, ທຸກໆຂັ້ນຕອນຂອງວຽກງານດ້ານວິຊາຊີບ ຢູ່ດ່ານພາສີ ລ້ວນແຕ່ໄດ້ຫັນເປັນມາດຕະຖານ ແລະ ທັນສະໄໝ ບໍ່ຫຼຸດດ້ອຍນ້ອຍໜ້າເມື່ອທຽບກັບດ່ານພາສີຊາຍແດນ ຢູ່ຕ່າງປະເທດເຊັ່ນ ອາເມລິກາ, ເຢຍລະມັນ ແລະ ຍີ່ປຸ່ນ.
ອາດສາມາດເວົ້າໄດ້ວ່າ, ການຜັນຂະຫຍາຍຢ່າງມີປະສິດທິຜົນ ລະບົບ VNACCS/VCIS ໄດ້ສ້າງບາດກ້າວບຸກທະລຸ ໃນຂະບວນວິວັດແຫ່ງການປະຕິຮູບດ້ານບໍລິຫານ ແນໃສ່ຫັນເປັນທັນສະໄໝ ຂະແໜງການພາສີຫວຽດນາມ ຕໍ່ໜ້າປະຕູເຊື່ອມໂຍງ. ມັນໄດ້ເປີດກາລະໂອກາດທີ່ເຕັມໄປດ້ວຍຄວາມຫວັງ ໃຫ້ແກ່ ປະຊາຄົມວິສາຫະກິດເວົ້າສະເພາະ ແລະ ໃຫ້ແກ່ພື້ນຖານ ເສດຖະກິດ ເວົ້າລວມ, ໂດຍສະເພາະແມ່ນເມື່ອປະຊາຄົມເສດຖະກິດ ອາຊຽນ (AEC) ໃກ້ຈະປະກົດຜົນເປັນຈິງໃນວັນທີ 31/12/2015 ທີ່ຈະມາເຖິງນີ້.