KEOTAVEN | ĐỒNG THÁP MƯỜI HÔM NAY - ທົ່ງຖາບເມືອຍວັນນີ້

Đồng Tháp Mười, vùng đất từng được mệnh danh là “túi phèn”, là “rốn lũ” của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, mảnh đất từng làm nản lòng nhiều nhà khoa học quốc tế khi muốn chinh phục nó để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng, chỉ sau bốn thập niên (1975 – 2015), cuộc trường chinh khai phá, cải tạo đất phèn và khắc chế lũ của người dân Nam Bộ đã làm nên kì tích, biến nơi đây thành vựa lúa lớn của đất nước, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và biến Việt Nam thành một cường quốc về xuất khẩu lúa gạo trên thế giới.
Cuộc trường chinh khai phá
Theo sử liệu ghi lại, tên gọi Đồng Tháp Mười xuất hiện từ đầu thế kỉ XIX. Đây là vùng đất nằm ở hạ lưu sông Tiền. Đồng Tháp Mười có địa hình trũng như lòng chảo, đất đai nhiễm phèn, chỉ có cỏ lác mọc thành đồng. Mỗi năm nơi đây phải hứng chịu 6 tháng nước lũ tràn về biến thành rốn lũ, rồi đến 6 tháng nắng hạn khiến cho đồng ruộng cạn kiệt nước đến độ không thể trồng được cây gì nên đất đành phải bỏ đất hoang. Ngay cả khi thực dân Pháp xâm chiếm miền Nam, đưa chuyên gia xuống nghiên cứu để thực hiện ý đồ khai thác, nhưng rồi phải trở về trong bất lực vì cho rằng Đồng Tháp Mười không thể trồng được lúa.
 


Đất nhiễm phèn gây ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng đất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của những người di cư đến khẩn hoang. Gia đình anh Nguyễn Thành Tài (xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An) vẫn còn lưu giữ những kí ức khó phai về sự vất vả khi vào Đồng Tháp Mười lập nghiệp. Anh Tài nhớ lại: “Lúc đó ở nơi đây rất hoang vắng, đi khoảng cây số mới gặp được một nóc nhà. Nguồn nước bị nhiễm phèn nặng đến nỗi có thể nhìn thấy phèn từ trên xuống tận đáy. Bà con muốn uống phải dùng cái khăn rằn cột hai đầu lại, bỏ tro bếp lên rồi đổ nước vô cho nước nhiễu qua, lọc lấy nước đó để uống!”.

Sau ngày thống nhất đất nước, trước nhu cầu giải quyết cấp bách về vấn đề thiếu lương thực trong cả nước, các tỉnh vùng này đã tổ chức các cuộc di dân về Đồng Tháp Mười để khai hoang trồng lúa với quy mô lớn và tập trung.

Hàng nghìn người từ khắp các địa phương như: Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau, Long An… đến Đồng Tháp Mười lập thành các nông trường trồng lúa. Sau 6 năm (1976 – 1982), toàn vùng Đồng Tháp Mười đã xây dựng được 27 nông trường quốc doanh, tạo thành ba vùng trồng lúa là Vĩnh Hưng, Đồng Tháp, Mộc Hóa với tổng diện tích 222.369ha. Tuy nhiên, hiệu quả sản xuất lúc này vẫn chưa cao do vẫn chỉ canh tác được một vụ lúa mùa nổi.

Nói về công lao khai phá, chinh phục, cải tạo vùng đất này, người dân Đồng Tháp Mười luôn nhắc đến cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Còn nhớ, vào những năm 80 của thế kỉ trước, ông Võ Văn Kiệt lúc bấy giờ đang là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, đã tổ chức cuộc họp với lãnh đạo ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp để bàn biện pháp cải tạo vùng đất này. Từ đó ông quyết tâm chỉ đạo thực hiện thành công chương trình “sống chung với lũ” và “thoát lũ ra biển Tây”, giúp thoát lũ, dẫn ngọt, tháo chua, rửa phèn, khai hoang, phục hóa hàng trăm ngàn hecta đất.

Và cũng từ đây, rất nhiều đoàn nghiên cứu, nhà khoa học đã xung phong xuống vùng Đồng Tháp Mười băng đồng, lội nước nghiên cứu. Trong đó, những nghiên cứu quan trọng của nhóm PGS.TS Hồ Văn Chín đến từ Viện Địa lý - Tài nguyên Tp. Hồ Chí Minh đã trở thành kim chỉ nam để Đồng Tháp Mười áp dụng thực hiện.

Qua nghiên cứu, PGS.TS Hồ Văn Chín đúc kết, cái khó nhất trong việc khai phá Đồng Tháp Mười là phải chỉ ra cho người dân biết được họ phải trồng cây gì trên vùng đất nào là thích hợp, và thủy lợi đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong sản xuất.

Áp dụng vào thực tiễn, các tuyến kênh nguồn như: Hồng Ngự, Vĩnh Hưng, hay các kênh cấp 1 phía dưới như: kênh 28, 79, 12,… được gấp rút đào mới để dẫn nước vào đồng ruộng.

Nước ngọt từ các con sông Tiền, sông Vàm Cỏ theo các dòng kênh đổ về Đồng Tháp Mười không chỉ giúp tiêu độc, rửa phèn, mà còn giúp thoát lũ ra Biển Đông, làm giảm áp lực của nước khi mưa lũ tràn về, đồng thời cung cấp nước ngọt cho cây trồng, cho cuộc sống sinh hoạt của người dân. Nước ngọt đi tới đâu diện tích trồng lúa tăng theo tới đó, còn diện tích hoang hóa thì ngày càng được thu hẹp.

Năm 1983 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp Mười được thành lập tại huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An với nhiệm vụ nghiên cứu các giải pháp thiết thực để trồng lúa thành công trên đất phèn.

Trong thời gian này, các giải pháp sạ ngầm, sử dụng phân lân nung chảy để ém phèn trồng lúa do Trung tâm nghiên cứu đã từng bước được đưa vào ứng dụng. Ngoài ra, Trung tâm còn đưa vào trồng đại trà hai giống lúa Quốc gia QR 50404 và IR 59606 có đặc tính chịu phèn, năng suất cao, ổn định cả 2 vụ, kháng được sau bệnh, phù hợp với nhu cầu sản xuất lúa gạo.

Thạc sĩ Nguyễn Viết Cường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Đồng Tháp Mười cho rằng, việc cải tạo hệ thống thủy lợi, tìm ra các giống lúa chịu phèn, áp dụng kỹ thuật trồng lúa, phân bón và cách trị phèn hiệu quả là khâu đột phá quan trong trong việc làm đổi thay Đồng Tháp Mười.

Vựa lúa lớn của Đồng bằng sông Cửu Long

Nếu như sau giải phóng, Đồng Tháp Mười chủ yếu trồng lúa một vụ với sản lượng khiêm tốn chỉ khoảng 700 – 800 ngàn tấn/năm, thì đến nay diện tích đất trồng tăng khoảng 350.000ha, canh tác được 2 đến 3 vụ trong năm với sản lượng lúa đạt khoảng 3,5triệu tấn/năm (số liệu năm 2014). Hàng năm, vựa lúa Đồng Tháp Mười đóng góp khoảng 20% tổng sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam.

Những ngày đầu tháng 9 vừa qua, chúng tôi đến Đồng Tháp Mười trong lúc vụ lúa hè thu đang vào độ thu hoạch. Hai bên các tuyến đường nối nhau xuyên qua Đồng Tháp Mười là những cánh đồng lúa vàng ươm kéo dài tận chân trời. Những con đường nhựa lớn đã trải dài tới tận các huyện, xã vùng biên giới, mạng lưới điện và nước sạch theo sau. Những ngôi nhà được thiết kế chắc chắn ở những vùng lũ, những tuyến dân cư vượt lũ đã được quy hoạch phù hợp, giúp bà con an cư, yên ổn làm ăn.

Thị xã Kiến Tường của tỉnh Long An vừa được nâng cấp vào năm 2013, là một trong những bộ mặt nông thôn mới của địa phương ở vùng gần biên giới, thể hiện sự phát triển vượt bật của vùng Đồng Tháp Mười sau 40 năm.

 
Hơn 40 năm gắn bó với nghề trồng lúa trên vùng đất Đồng Tháp Mười, bà Võ Thị Hồng (xã Tuyên Thạnh, Thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An) đã biến 30ha đồng cỏ ngập nước trước kia thành đồng lúa tốt tươi. Từ việc chỉ làm được 1 vụ/năm với năng suất khoảng 1 - 2 tấn/ha thì bây giờ bà Hồng cùng rất nhiều bà con nông dân khác đã làm được 3 vụ lúa một năm, với năng suất trung bình khoảng 7 - 8 tấn/ha, thậm chí có năm lên tới 10 -11 tấn.

Hiện nay, ngoài những vùng trồng lúa truyền thống, Đồng Tháp Mười đã đưa vào thêm nhiều loại cây trồng phù hợp với từng khu vực. Những vùng đất nhiễm phèn, đất xấu như các huyện Thạnh Hóa, Tân Thạnh, Mộc Hóa, Tân Hưng, Vĩnh Hưng thuộc tỉnh Long An ngoài hai vụ lúa còn trồng xen được vụ dưa hấu vào cuối năm. Khoai mỡ được trồng nhiều trên đất nhiễm phèn nặng ở huyện Tân Phước (Tiền Giang); cây khóm (dứa), chanh, thanh long được trồng nhiều ở Thạnh Hóa (Long An); cây mè (vừng), dưa hấu được trồng nhiều ở Vĩnh Hững, Tân Hưng (Long An). Một số vùng ngập nước, nhiễm phèn nặng được phủ đầy bởi rừng tràm, súng, sen.
Theo ông Lê Văn Hoàng, Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Long An, việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng hiện nay ở Đồng Tháp Mười nhằm giúp gia tăng sản lượng và đa dạng hóa cây trồng, hướng đến sản xuất đa canh là hướng đi bền vững cho Đồng Tháp Mười. Tuy nhiên, cây lúa vẫn là loài cây tiên phong, bền vững, chủ lực của nơi đây.


Dù còn những khó khăn nhất định nhưng với những hướng đi đúng đắn và phù hợp với thực tiễn của địa phương, Đồng Tháp Mười đang mở ra những cơ để hội phát triển kinh tế, xã hội bền vững, cho hôm nay và cho mai sau./.


ແປລາວ:

ດົ່ງທາບເມືອຍເປັນເຂດດິນທີ່ເຄີຍໄດ້ຮັບຂະໜານນາມວ່າເປັນ “ຖົງຫີນສົ້ມ”, ແມ່ນ “ບ່ອນທີ່ນ້ຳຖ້ວມຫລາຍກວ່າຫມູ່” ຂອງເຂດ ທົ່ງພຽງແມ່ນ້ຳຂອງ, ແຜ່ນດິນທີ່ເຮັດໃຫ້ນັກວິທະຍາສາດສາກົນ ຫຼາຍຄົນທໍ້ຖອຍໃຈເມື່ອຫວັງຢາກເປັນເຈົ້າຂອງເພື່ອດຳເນີນການ ຜະລິດກະສິກຳ. ແຕ່ແລ້ວ, ພາຍຫຼັງພຽງ 4 ທົດສະວັດ (1975-2015), ຂະບວນວິວັດແຫ່ງການຄົ້ນຫາ, ດັດແປງດິນສົ້ມ ແລະ ການແກ້ໄຂສະກັດກັ້ນໄພນຳ້ຖວ້ມ ຂອງປະຊາຊົນພາກໃຕ້ໄດ້ ສ້າງຄວາມສຳເລັດຢ່າງມະຫັດສະຈັນ, ເນລະມິດດິນແຫ່ງນີ້ກາຍ ເປັນອູ່ເຂົ້າໃຫຍ່ທີ່ສຸດຂອງຫວຽດນາມ, ປະກອບສ່ວນຮັບປະກັນ ແຫຼ່ງບຽງອາຫານຂອງຊາດ ແລະ ເຮັດໃຫ້ຫວຽດນາມກາຍເປັນ ປະເທດມະຫາອຳນາດກ່ຽວກັບການສົ່ງອອກເຂົ້າສານຢູ່ໃນ ໂລກ. 
ຂະບວນວິວັດການບຸກເບີກຖາກຖາງທີ່ຍາວນານ
ຕາມຕຳນານປະຫວັດສາດທີ່ຈົດກາຍໄວ້, ຊື່ເອີ້ນວ່າ ດົ່ງທາບເມືອຍ ແມ່ນໄດ້ປະກົດຕົວແຕ່ຕົ້ນສະຕະວັດທີ XIX. ນີ້ເປັນແຜ່ນ ດິນທີ່ຕັ້ງຢູ່ຍ່ານປາກແມ່ນ້ຳຕ່ຽນ. ດົ່ງທາບເມືອຍມີພູມສັນຖານ ຫຼຸບລົງຄືດັ່ງຮູບໝໍ້ຂາງ, ດິນມີທາດສົ້ມ, ມີແຕ່ຫຍ້າປົ່ງຂຶ້ນເປັນທົ່ງ. ແຕ່ລະປີ, ນະແຫ່ງນີ້ເປັນອ່າງໂຕ່ງນ້ຳຝົນ 6 ເດືອນເກີດນຳ້ຖ້ວມ ໄຫຼນອງກາຍເປັນເຂດນ້ຳຖ້ວມຫລາຍກວ່າຫມູ່ໃນເຂດນີ້ ແລະ 6 ເດືອນຕໍ່ມາເປັນເດືອນທີ່ມີແສງແດດກ້າ, ແຫ້ງແລ້ງເຮັດໃຫ້ທົ່ງນາຂາດນ້ຳເຖິງຂັ້ນບໍ່ສາມາດປູກຕົ້ນຫຍັງໄດ້ເລີຍຈຶ່ງປະໃຫ້ດິນເປົ່າຫວ່າງ. ເມື່ອລ່າເມືອງຂຶ້ນຝຣັ່ງມາບຸກຢຶດພາກໃຕ້, ໄດ້ແຕ່ງຕັ້ງຊ່ຽວຊານລົງໄປຄົ້ນຄວ້າເພື່ອຈຸດປະສົງຂຸດຄົ້ນ, ແຕ່ສຸດທ້າຍກໍ່ກັບເມືອ ໂດຍເສຍແຮງລ້າໆຍ້ອນໃຫ້ວ່າບໍ່ສາມາດປູກເຂົ້າໃນດົ່ງທາບ ເມືອຍນີ້ໄດ້.

ດິນສົ້ມໄດ້ສົ່ງຜົນກະທົບຢ່າງໜັກໜ່ວງເຖິງ ຄຸນນະພາບດິນເພື່ອ ການຜະລິດກະສິກຳ ກໍຄືການດຳລົງຊີວິດ ຂອງປະຊາຊົນ ຜູ້ທີ່ອົບພະຍົບມາດົ່ງທາບເມືອຍເພື່ອການບຸກເບີກ. ຄອບຄົວ ອ້າຍ  ຫງວຽນແທ່ງຕ່າຍ ຢູ່ຕາແສງເຕີນໄຕ, ເມືອງແທ້ງຮວ້າ, ແຂວງລອງອານ ຍັງຮັກສາໄວ້ຄວາມຊົງຈຳຂອງຕົນກ່ຽວກັບ ຄວາມລຳບາກກາກກຳເມື່ອເຂົ້າມາດົ່ງທາບເມືອຍຕັ້ງອາຊີບ. ລາວເລົ່າສູຟັງວ່າ: “ຄາວນັ້ນ, ນະແຫ່ງນີ້ ຮົກເຮື້ອຫວ່າງເປົ່າທີ່ສຸດ, ຍ່າງປະມານໜຶ່ງຫຼັກຈຶ່ງເຫັນມີເຮືອນຫຼັງໜຶ່ງ. ແຫຼ່ງນ້ຳກິນກໍ່ມີຄວາມສົ້ມໜັກຫນ່ວງ ເຖິງຂັ້ນສາມາດມອງເຫັນຄາບຫີນສົ້ມຢູ່ ພື້ນນ້ຳ. ພໍ່ແມ່ປະຊາຊົນຢາກດື່ມນ້ຳຕ້ອງໃຊ້ຜ້າມັດສອງສົ້້ນ ແລະ ນຳຂີ້ເທົ່າໃສ່ເທິງຜ້າ ແລ້ວຕັກນ້ຳໃສ່ ໃຫ້ນ້ຳລອດຜ່ານແພ ຈຶ່ງເປັນນ້ຳດື່ມບໍລິສຸດ”.

ພາຍຫຼັງປະເທດຊາດເປັນເອກະລາດ, ຕໍ່ໜ້າຄວາມຮຽກຮ້ອງ ຕ້ອງການແກ້ໄຂຢ່າງຮີບດ່ວນກ່ຽວກັບບັນຫາຂາດສະບຽງອາຫານໃນທົ່ວປະເທດ, ອຳນາດການປົກຄອງຂອງແຂວງຕ່າງໆຢູ່ ເຂດນີ້ຈຶ່ງໄດ້ຈັດຕັ້ງການຍົກຍ້າຍປະຊາຊົນໄປຕັ້ງພູມລຳເນົາຢູ່ ດົ່ງທາບເມືອຍເພື່ອການບຸກເບີກຂະໜາດໃຫຍ່ ແລະ ລວມສູນ. 

ມີປະຊາຊົນນັບຫຼາຍພັນຄົນທີ່ມາຈາກທ້ອງຖິ່ນຕ່າງໆເຊັ່ນ: ເບັ້ນ ແຈ, ຕ່ຽນຢາງ, ກ່າເມົາ, ລອງອານ ແລະ ອື່ນໆ ໄດ້ມາດົ່ງທາບເມືອຍ ແລະ ສ້າງຕັ້ງນິຄົມປູກເຂົ້າ. ພາຍຫຼັງເປັນເວລາ 6 ປີ (1976-1982), ທົ່ວເຂດດົ່ງທາບເມືອຍ ໄດ້ສ້າງຕັ້ງນິຄົມກະເສດ ແຫ່ງລັດ 27 ແຫ່ງ,  ສ້າງເປັນ 3 ເຂດເພື່ອປູກເຂົ້າຄື: ເຂດຫວີງ ຮືງ, ເຂດດົ່ງທາບ ແລະ ເຂດໂມກຮ້ວາ ດ້ວຍເນື້ອທີ່ທັງໝົດ 222.369 ເຮັກຕາ. ແຕ່ເຖິງຢ່າງໃດກໍ່ດີ, ປະສິດທິຜົນຂອງການ ຜະລິດຄາວນັ້ນຍັງບໍ່ທັນສູງເນື່ອງຈາກວ່າປູກເຂົ້າໄດ້ພຽງລະດູ ດຽວເທົ່ານັ້ນ.

ເມື່ອເວົ້າເຖິງຄ່າແຮງໃນການບຸກເບີກ, ຍຶດຄອງ ແລະ ດັດແປງ ເຂດດິນດັ່ງກ່າວ, ປະຊາຊົນເຂດດົ່ງທາບເມືອຍຍາມໃດກໍເອີ່ຍ ເຖິງທ່ານອະດີດນາຍົກລັດຖະມົນຕີ ຫວໍວັນກຽດ. ຍັງຈື່ໄດ້ວ່າ, ໃນຊຸມປີ 80 ຂອງສະຕະວັດກ່ອນ, ທ່ານ ຫວໍວັນກຽດ ຄາວນັ້ນດຳເນີນເປັນຮອງປະທານສະພາລັດຖະມົນຕີ ໄດ້ຈັດຕັ້ງກອງປະຊຸມ ການນຳ 3 ແຂວງຄື ແຂວງລອງອານ, ຕ່ຽນຢາງ ແລະ ແຂວງດ່ົງ ທາບ ເພື່ອປຶກສາຫາລືຊອກຫາມາດຕະການດັດແປງດິນເຂດນີ້. ຈາກນັ້ນ, ທ່ານໄດ້ຕັດສິນຊີ້ນຳຈັດຕັ້ງປະຕິບັດຢ່າງປະສົບຜົນສຳ ເລັດໂຄງການ “ຮ່ວມໃຊ້ຊີວິດກັບນ້ຳຖ້ວມ” ແລະ “ລະບາຍນ້ຳຖວ້ມອອກສູ່ທະເລຕາເວັນຕົກ” ຊ່ວຍລະບາຍນ້ຳຖ້ວມອອກ, ປ່ຽນເອົານ້ຳສົ້ມເປັນນ້ຳຈືດ, ບຸດເບີກດິນທີ່ເປົ່າຫວ່າງ ໄດ້ນັບຫຼາຍແສນເຮັກຕາ.

ແລະກໍ່ແຕ່ນັ້ນມາ, ມີຄະນະນັກຄົ້ນຄວ້າ, ນັກວິທະຍາສາດ ຫຼາຍຄະນະໄດ້ສະໝັກລົງສູ່ດົ່ງທາບເມືອຍບຸທົ່ງນາ, ລຸຍນ້ຳເພື່ອຄົ້ນ ຄວ້າ. ໃນນັ້ນ, ຫມາກຜົນການຄົ້ນຄວ້າສຳຄັນຂອງຈຸ ຮອງສາດ ສະດາຈານ.ດຣ ໂຮ່ວັນຈີ໋ນ ທີ່ມາຈາກສະຖາບັນພູມສາດ-ຊັບພະ ຍາກອນ ນະຄອນໂຮ່ຈີມິນໄດ້ກາຍເປັນເຂັມທິດເພື່ອໃຫ້ດົ່ງທາບ ເມືອຍນຳໃຊ້ ແລະ ປະຕິບັດຕົວຈິງ.

ຜ່ານການຄົ້ນຄວ້າ, ທ່ານຮອງສາດສະດາຈານ.ດຣ ໂຮ່ວັນຈີ໋ນໄດ້ ສະຫຼຸບລວມວ່າ: ອັນທີ່ຍາກທີສຸດໃນການດັດແປງ ດົ່ງທາບເມືອບ ແມ່ນຕ້ອງຊີ້ແຈງໃຫ້ປະຊາຊົນຮູ້ວ່າ ເຂົາເຈົ້າຄວນຈະປູກຕົ້ນໄມ້ ຊະນິດໃດຢູ່ເຂດດິນຕອນໃດຈິ່ງຈະເໝາະສົມ ແລະ ວຽກຊົນລະ ປະທານແມ່ນຖືບົດບາດສຳຄັນອັນດັບຫນຶ່ງຕໍ່ການຜະລິດກະສິກຳ.

ເມື່ອໝູນໃຊ້ເຂົ້າວຽກງານຕົວຈິງ, ຄອງເໝືອງສາຍຕ່າງໆ ຈາກແຫລ່ງນ້ຳຄື: ຮົ່ງງື້, ຫວີງຮືງ ຫຼືບັນດາຄອງເໝືອງຊັ້ນ 1 ເບື້ອງ ລຸ່ມຄື: ລຳຄອງ 28, 79, 12 ແລະ ອື່ນໆ ໄດ້ຮີບດ່ວນຂຸດຄືນ ໃໝ່ເພື່ອເອົານ້ຳເຂົ້າທົ່ງນາ.

ນ້ຳຈືດທີ່ມາຈາກແມ່ນ້ຳຕ່ຽນ, ແມ່ນ້ຳ ວ່າມກໍ໊ ໄຫລຕາມລຳຄອງ ຕ່າງໆ ເຂົ້າສູ່ທົ່ງດົ່ງທາບເມືອຍ ບໍ່ພຽງແຕ່ຊ່ວຍຂ້າທາດພິດ, ລ້າງ ທາດສົ້ມເທ່ົານັ້ນ ຫາກຍັງຊ່ວຍໃຫ້ນຳ້ຖ້ວມອັ່ງຢູ່ອອກສູ່ທະເລຕາ ເວັນອອກ, ເຮັດໃຫ້ຫຼຸດຜ່ອນຄວາມດັນຂອງນຳ້ຖ້ວມອັ່ງຂຶ້ນ, ພ້ອມ ກັນນັ້ນກໍສະໜອງນ້ຳຈືດໃຫ້ແກ່ພືດປູກຝັງ ແລະ ຊີວິດການເປັນ ຢູ່ຂອງປະຊາຊົນ. ນ້ຳຈືດໄຫລຮອດໃສ ເນື້ອທີ່ປູກເຂົ້າແມ່ນເພີ່ມ ຂຶ້ນຮອດຫັ້ນ, ເນື້ອທີ່ດິນເປົ່າຫວ່າງນັບມື້ນັບຫນ້ອຍລົງ.

ປີ 1983, ສູນຄົ້ນຄວ້າ ແລະ ພັດທະນາກະສິກຳ ດົ່ງທາບເມືອຍ ໄດ້ຮັບການສ້າງຕັ້ງຂຶ້ນທີ່ເມືອງ ຫວີງຮືງ, ແຂວງ ລອງການເຮັດ ໜ້າທີ່ຄົ້ນຄວ້າຫາມາດຕາການແກ້ໄຂ ຕົວຈິງ ເພື່ອການປູກເຂົ້າ ໄດ້ຮັບຜົນສຳເລັດເທິງທົ່ງດິນສົ້ມດັ່ງກ່າວ.

ໃນໄລຍະນີ້, ບັນດາມາດຕາການເຮັດນາຫວ່ານ, ນຳໃຊ້ຝຸ່ນຟົດ ຟໍລະລາຍລ້າງທາດສົ້ມປູກເຂົ້າໂດຍທາງສູນຄົ້ນຄວ້າ ໄດ້ຖືກນຳ ໃຊ້ຕົວຈິງເທື່ອລະກ້າວ. ນອກຈາກນັ້ນ, ສູນກໍໄດ້ປູກທົ່ວໄປແນວ ພັນເຂົ້າແຫ່ງຊາດສອງປະເພດ ຄື QR 50404 ແລະ IR 59606 ທີ່ມີຄຸນລັກສະນະທົນທານກັບຄວາມສົ້ມ, ມີຜົນຜະລິດສູງເປັນ ປົກກະຕິທັງສອງລະດູ, ຕ້ານສັດຕູພືດໄດ້ ແລະ ເໝາະ ກັບຄວາມ ຮຽກຮ້ອງຕ້ອງການການຜະລິດເຂົ້າ.

ທ່ານປະລິນຍາໂທ ຫງວຽນວ໋ຽດເກື່ອງ, ຜູ້ອຳນວຍການສູນ ຄົ້ນ ຄວ້າ ແລະ ພັດທະນາກະສິກຳດົ່ງທາບເມືອຍໃຫ້ຮູ້ວ່າ, ວຽກງານ ດັດແປງລະບົບຊົນລະປະທານ, ການຊອກເຫັນແນວພັນເຂົ້າທີ່ ທົນທານກັບຄວາມສົ້ມ, ໝູນໃຊ້ເຕັກນິກການປູກເຂົ້າ, ໃສ່ຝຸ່ນ ແລະ ວິທີຈຳກັດທາດສົ້ມຢ່າງມີປະສິດທິຜົນ ແມ່ນບາດກ້າວບຸກ ທະລຸໃນການເຮັດໃຫ້ທົ່ງດົ່ງທາບເມືອຍປ່ຽນແປງ.

 
ອູ່ເຂົ້າໃຫຍ່ຂອງທົ່ງພຽງແມ່ນ້ຳຂອງ

ຖ້າຫາກວ່າຫຼັງປົດປ່ອຍ, ດົ່ງທາບເມືອຍຕົ້ນຕໍແມ່ນປູກເຂົ້າໄດ້ ລະດູດຽວໃນປະລິມານການຜະລິດໄດ້ພຽງປະມານ 700 – 800 ພັນໂຕນ/ປີເທົ່ານັ້ນ, ມາຮອດປັດຈຸບັນມີເນື້ອທີ່ດິນປູກພືດໄດ້ເພີ່ມ ຂຶ້ນປະມານ 350.000 ເຮັກຕາ, ປູກໄດ້ 2 ເຖິງ 3 ລະດູຕໍ່ປີ ເກັບກ່ຽວຜົນຜະລິດໄດ້ປະມານ 3,5 ລ້ານໂຕນ/ປີ (ຕົວເລກສະຖິຕິປີ 2014). ແຕ່ລະປີ, ອູ່ເຂົ້າ ທົ່ງດົ່ງທາບເມືອຍໄດ້ປະກອບສ່ວນ ປະມານ 20% ຂອງລວມຍອດປະລິມານການຜະລິດເຂົ້າສົ່ງອອກຂອງຫວຽດນາມ.

ໃນຕົ້ນເດືອນກັນຍາຜ່ານມາ, ພວກຂ້າພະເຈົ້າໄດ້ໄປ ດົ່ງທາບເມືອຍ ພໍດີກົງກັບຍາມເກັບກ່ຽວເຂົ້າລະດູແລ້ງຫາລະດູໃບໄມ້ຫຼົ່ນ. ສອງຝາກທາງຕິດຕໍ່ກັນ ທະລຸຜ່ານທົ່ງດົ່ງທາບເມືອຍແມ່ນທົ່ງນາ ເຂົ້າສີເຫຼືອງຍາວຢຽດຈົນສຸດຂອບຟ້າ. ເສັ້ນທາງປູຢາງໄດ້ໄປເຖິງ ເມືອງ, ຕາແສງຕິດກັບຊາຍແດນ, ໄປພ້ອມໆກັນນັ້ນແມ່ນຕາ ໜ່າງໄຟຟ້າ, ນ້ຳປະປາຕາມມາ.  ເຮືອນຫຼາຍຫລັງໄດ້ຮັບການ ອອກແບບກໍ່ສ້າງແຫນ້ນຫນາຖາວອນຢູ່ເຂດດິນນ້ຳຖ້ວມ, ເຂດ ຊຸມຊົນເຂດຖືກນ້ຳຖ້ວມໄດ້ຮັບການຈັດສັນຢ່າງເໝາະສົມ, ຊ່ວຍໃຫ້ພໍ່ແມ່ປະຊາຊົນໄດ້ຢູ່ເຢັນເປັນສຸກ ແລະ ອຸ່ນອຽນໃນການທຳ ມາຫາກິນ.

ຕາແສງກ້ຽນເຕື່ອງຂອງແຂວງ ລອງອານ ຫາກໍໄດ້ຍົກລະດັບ ເມື່ອປີ 2013, ເປັນໜຶ່ງໃນທ້ອງຖິ່ນທີ່ມີໂສມຫນ້າໃຫມ່ ຢູ່ໃກ້ເຂດຊາຍແດນ,  ສະແດງໃຫ້ເຫັນການພັດທະນາ ຢ່າງກ້າວກະໂດດຂັ້ນ ຂອງເຂດດົ່ງທາບເມືອຍ ຫຼັງ 40 ປີຜ່ານມາ.

ຫລາຍກວ່າ 40 ກວ່າປີແຫ່ງການສະໜິດຕິດພັນກັບອາຊີບເຮັດນາ ຢູ່ທົ່ງດົ່ງທາບເມືອຍ, ທ່ານນາງ ຫວໍທິຮົ່ງ ຢູ່ຕາແສງຕວຽນແທ້ງ, ເທດສະບານ ກ້ຽນເຕືອງ, ແຂວງລອງອານ ໄດ້ຫັນເນື້ອທີ່ຈຳນວນ 30 ເຮັກຕາ ທົ່ງຫຍ້ານ້ຳອັ່ງໃນເມື່ອກອ່ນ ມາເປັນທົ່ງນາທີ່ຂຽວ ງາມ. ຈາກເມື່ອກ່ອນປູກເຂົ້າໄດ້ 1 ລະດູ/ປີ ໃນສະມັດຕະພາບປະ ມານ 1-2 ໂຕນ/ເຮັກຕາ, ມາຮອກປັດຈຸບັນ, ທ່ານນາງຮົ່ງ ກໍຄື ຊາວກະສິກອນຄົນອື່ນໆໄດ້ເຮັດນາ 3 ລະດູ/ປີ, ໃນສະມັດຕະ ພາບສະເລັ່ຍເກັບກ່ຽວໄດ້ປະມານ 7-8 ໂຕນ/ເຮັກຕາ, ຊ້ຳບໍ່ໜຳ ບາງປີໄດ້ຂຶ້ນເຖິງ 10-11 ໂຕນ/ເຮັກຕາ. 

ປັດຈຸບັນ,  ນອກຈາກເຂດປູກເຂົ້າຕາມແນວພັນເດີມຕ່າງໆ, ດົ່ງ ທາບເມືອຍ ໄດ້ນຳຕົ້ນໝາກໄມ້ປູກຕື່ມອີກດ້ວຍຫຼາຍແນວພັນ ທີ່ເໝາະສົມກັບແຕ່ລະພື້ນທ່ີ. ຕົວຢ່າງເຊັ່ນ: ເຂດດິນສົ້ມ ແລະ ດິນຂີ້ຮ້າຍຄືຢູ່ເມືອງ ແທ້ງຮວາ, ເຕີນແທ້ງ, ໂມກຮວາ, ເຕິນຮືງ, ຫວີງຮືງ ຂຶ້ນກັບແຂວງ ລອງອານ ນອກຈາກປູກເຂົ້າ ສອງລະ ດູແລ້ວຍັງປູກສະຫຼັບໝາກໂມໃສ່ໃນໄລຍະທ້າຍປີ.  ມັນອ້ອນ (Dioscorea alata)ໄດ້ຮັບການ ປູກຫຼາຍຢູ່ດິນທີ່ສົ້ມຫລາຍ ຢູ່ທີ່ເມືອງເຕິນເຟືອກ (ແຂວງຕ່ຽນ ຢາງ); ປູກຕົ້ນໝາກນັດ, ໝາກ ນາວ, ໝາກມັງກອນ ໄດ້ປູກຫຼາຍ ຢູ່ທີ່ເມືອງ ແທ້ງຮວາ (ແຂວງ ລອງອານ); ຕົ້ນໝາກງາ, ໝາກໂມ ປູກຫຼາຍຢູ່ເມືອງ ຫວີງຮືງ, ເຕິນຮືງ (ແຂວງລອງອານ). ສ່ວນເຂດ ດິນນ້ຳຖ້ວມຈຳນວນໜຶ່ງ ແລະ ມີທາດສົ້ມຫນັກນັ້ນ ກໍໄດ້ປົກຄູ້ມໄປດ້ວຍປ່າໄມ້, ດອກບົວ ແລະ ຕົ້ນດອກບົວຂີ້ແບ້.

ຕາມທ່ານ ເຈິ່ນວັນຮວ່າງ, ຜູ້ອຳນວຍການພະແນກກະສິກຳ ແລະ ພັດທະນາຊົນນະບົດແຂວງ ລອງອານແລ້ວ, ການຂັບເຄື່ອນກົນໄກການປູກຝັງຢູ່ດົ່ງທາບເມືອຍໃນປັດຈຸບັນແນໃສ່ຊ່ວຍເພີ່ມປະ ລິມານການຜະລິດ ແລະ ຫັນເປັນຫຼາຍຮູບຫຼາຍແບບການປູກ ຕົ້ນໄມ້, ມຸ່ງໄປເຖິງຈຸດຫມາຍໃຫ້ມີການຜະລິດແບບຫລາກຫລາຍ ເປັນທິດທາງທີ່ຍືນໂຍງຂອງດົ່ງທາບເມືອຍ. ແຕ່ເຖິງຢ່າງໃດກໍ່ດີ, ການປູກເຂົ້າຍັງຄົງເປັນພືດປູກທີ່ນຳໜ້າ, ຫມັ້ນຄົງ ແລະ ເປັນຫຼັກ ແຫຼ່ງຢູ່ແຫ່ງນີ້.

ເຖິງແມ່ນວ່າຍັງຄົງປະສົບກັບຄວາມຫຍຸ້ງຍາກນາໆປະການ ແຕ່ ດ້ວຍທິດທາງອັນທີ່ຖືກຕ້ອງ ແລະ ສອດຄ່ອງກັບຄວາມເປັນຈິງ ຂອງທ້ອງຖິ່ນ, ດົ່ງທາບເມືອຍ ກຳລັງເປີດກາລະໂອກາດອອກ ຫຼາຍຢ່າງເພື່ອການພັດທະນາເສດຖະກິດ ສັງຄົມຢ່າງໝັ້ນຄົງ ຍາວນານ, ໃຫ້ແກ່ວັນນີ້ ແລະ ໃຫ້ແກ່ອະນາຄົດ. 

   
   
1
1
2
2
3
3
4
4
5
5
6
6
7
7
8
8
9
9
10
10
11
11
12
12

Featured Posts

KEOTAVEN | GUESTHOUSE | WIFI

 

Guesthouse

Show all posts

Service

Show all posts

Distance

Show all posts

Translate Laovietlao

Show all posts

Love and Sex

Show all posts

Health

Show all posts

News

Show all posts

Event

Show all posts

Other

Show all posts

Maps

Exchange Rate

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
12

Followers

Blog Archive

Label

Views

Qr Bank & Logo

QR BANK
Qr Bank

LOGO
Logo

© Copyright KEOTAVEN1408 ,GUESTHOUSE