KEOTAVEN | HỒI SINH DI SẢN HUẾ - ການຟື້ນຊີບຄືນໃໝ່ ຂອງມໍລະດົກພະລາຊະວັງ ເຫວ້.

Có một thời kỳ dài, nhiều công trình kiến trúc cung đình triều Nguyễn (1802 - 1945) ở Huế bị lãng quên, trở thành những phế tích hoang tàn, đổ nát vì thiên tai, bom đạn. Cho đến năm 1993, khi Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới thì công tác bảo tồn, trùng tu, tôn tạo mới thực sự được quan tâm và đẩy mạnh. Từ đó đến nay, bằng nguồn lực trong nước và quốc tế, nhiều công trình đã được hồi sinh, trở lại với hình bóng vàng son, lộng lẫy như xưa.
Sự gặm nhấm của thời gian

Huế là xứ nắng lắm mưa nhiều, thời tiết khắc nghiệt, thiên tai lũ lụt triền miên, hầu như năm nào cũng có; lại thêm cái sự tàn phá khốc liệt của hai cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, và cả sự vô tình của con người trong cuộc sống mưu sinh đã khiến cho Quần thể Di tích Cố đô Huế bị hư hại, tổn thất không biết bao nhiêu mà kể.



Sự tổn hại ấy cứ âm thầm diễn ra từ ngày nọ sang tháng kia. Và như một nhà nghiên cứu Huế đã từng ví von: “Sự gặm nhấm của thời gian có thể khiến cho cả cung đình Huế sụp đổ”.

Còn nhớ, trận lũ kinh hoàng năm 1999, cả kinh thành Huế bỗng chốc bị nhấn chìm trong biển nước. Nhiều cung điện, đền đài bị ngâm lâu ngày trong nước lũ khiến cho gỗ, ngói mục nát, xuống cấp nghiêm trọng. Thậm chí có những đoạn tường thành, những tòa cung điện bị nước lũ xô đổ ngả nghiêng. Hay như trước đó, vào năm 1985, một trận bão lịch sử đã khiến cho cả thành phố Huế tan hoang, xơ xác như một bãi chiến trường, nhiều công trình kiến trúc cung đình Huế cũng cùng chung số phận.

Bản thân tôi là người Huế, những năm tháng còn ở quê nhà, hầu như năm nào cũng phải chứng kiến đôi ba trận lụt. Có những trận lũ nước từ ngoài sông dâng cao tràn vào qua các cổng thành An Hòa, Chánh Tây, Cửa Hữu, Cửa Nhà Đồ… cuồn cuộn như thác đổ, tưởng chừng có thể cuốn phăng cả thành quách và nhà cửa.

Hay như thời bao cấp, tức vào khoảng những năm 80 của thế kỷ trước, cả khu vực Hoàng Thành Huế ngập chìm trong cỏ dại. Dân trong vùng vào ra kiếm củi, đào bới tìm phế liệu và chăn thả trâu bò bừa bãi. Còn trên các đoạn tường thành rộng lớn, người ta mặc sức dựng nhà, cuốc đất canh tác trồng rau, hoa màu và làm đủ thứ nghề để kiếm sống. Vì thế quần thể kiến trúc cung đình Huế vốn đã xuống cấp càng trở nên hoang tàn, đổ nát hơn.

Trăm năm bia đá cũng mòn. Trải qua thời gian, sự tàn phá cứ thế gặm nhấm các công trình, khiến cho nó xuống cấp, hư hại, thậm chí có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn nếu không được bảo vệ kịp thời.

Hành trình cứu di sản của người Huế

Trước sự xuống cấp tưởng chừng không gì ngăn cản nổi của các công trình kiến trúc cung đình Huế, ngay sau khi được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, chính quyền tỉnh Thừa Thừa Huế lập tức giao cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế lên phương án bảo tồn, tôn tạo và trùng tu nhằm bảo vệ cho bằng được quần thể di sản khổng lồ này.

Theo quy định của UNESCO, sau khi được công nhận là di sản thế giới, cứ 2 năm một lần Tổ chức này lại tiến hành một đợt thanh tra công tác bảo tồn, trùng tu di sản của Huế. Đặc biệt, liên tục từ năm 2006 đến 2012, hàng năm Huế phải có báo cáo giải trình trước UNESCO về công tác trùng tu, bào tồn di sản của mình và đều được UNESCO đánh giá cao. Vì thế, đến năm 2013 Huế đã được UNESCO đưa ra khỏi danh sách các di sản cần được theo dõi và khuyến cáo. Với những thành công xuất sắc ấy, UNESCO đã nhiều lần đề nghị Huế cử chuyên gia tham gia vào ICOMOS thuộc Ủy ban Di sản Thế giới của UNESCO, nhưng vì nhiều lí do khác nhau mà cho đến nay Huế vẫn chưa cử được người tham gia vào Tổ chức uy tín này.

Nhìn lại 22 năm, kể từ ngày Quần thể Di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã làm được một khối lượng công việc thực sự đồ sộ. Đó là đã tiến hành tu bổ, trùng tu, tôn tạo được hàng trăm hạng mục kiến trúc quan trọng. Trong đó có những công trình tiêu biểu thuộc khu vực Hoàng Thành như: Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Hiển Lâm Các, Thế Miếu, cung Diên Thọ, Duyệt Thị Đường, cung Trường Sanh, lầu Tứ Phương Vô Sự, hệ thống Trường Lang (hành lang dài trong Tử Cấm Thành)…


Đặc biệt, Ngọ Môn, cổng chính của Hoàng Thành, một cụm công trình bề thế, đồ sộ, được xem như biểu tượng của Huế, sau hơn 90 năm, kể từ đợt trùng tu lớn vào năm 1923 nhân dịp mừng thọ vua Khải Định (1916 - 1925) 40 tuổi, đến nay lại được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiến hành một đợt đại trùng tu mới.

TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, trải qua gần một thế kỷ chống chọi với thời tiết khắc nghiệt và sự tàn phá của bom đạn, nhiều hạng mục, nhất là các phần cấu kiện gỗ đã xuống cấp trầm trọng. Vì vậy, đợt đại trùng tu lần này không chỉ có ý nghĩa sửa chữa, bảo vệ mà còn kéo dài tuổi thọ của công trình quan trọng này.

Vì vậy, Trung tâm đã huy động một lực lượng chuyên gia, nghệ nhân, thợ thủ công giỏi nhất của Huế và cả nước, trong đó có cả chuyên gia nước ngoài, kết hợp với những công nghệ hiện đại nhất để tiến hành trùng tu Ngọ Môn.

Và một trong những giải pháp được xem là tối ưu nhất theo công nghệ trùng tu hiện nay của thế giới đã được Huế áp dụng. Đó là công nghệ “hạ giải toàn phần” của Nhật Bản, một quốc gia có kinh nghiệm trùng tu các kiến trúc cổ, đặc biệt là loại hình kiến trúc gỗ giống như ở kiến trúc cung đình Huế. Nhờ công nghệ này, các chuyên gia đã tháo dỡ toàn bộ các cấu kiện cần trùng tu xuống để có thể thăm khám, kiểm tra toàn phần, nhằm đưa ra các biện pháp xử lý triệt để những hư hại tiềm ẩn ở tầng sâu bên trong các cấu kiện.

Ông Trần Văn Hướng, người phụ trách kỹ thuật trùng tu Ngọ Môn cho biết, toàn bộ các quy trình trùng tu đều được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế giám sát chặt chẽ từng li từng tí nhằm đảm bảo mọi chi tiết, dù là nhỏ nhất, cũng phải đúng với nguyên bản. Vì vậy, có những chi tiết rất nhỏ như chiếc đinh tán mũ đồng dùng để lắp ghép các vì kèo gỗ, tuy nằm ở vị trí rất khuất phía trên cao nhưng do lắp ghép không đúng quy trình kỹ thuật cũng bị phía giám sát yêu cầu loại bỏ và làm lại từ đầu.

Năm 2014, triển khai thực hiện “Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010-2020” theo Quyết định 1880/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã đầu tư trùng tu 17 công trình di tích, với tổng nguồn vốn thực hiện là 90 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, năm 2015 này, Trung tâm sẽ triển khai trùng tu tiếp 22 công trình di tích, với tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 150 tỷ đồng. Trong đó đáng chú ý có công trình lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn như: lăng Gia Long, lăng Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức… Đây là những công trình kiến trúc lớn, có giá trị đặc biệt về mặt lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật và mang dấu ấn cá tính riêng biệt của từng vị vua nhà Nguyễn.

Khi thế giới chung tay cùng Huế

Từ sau khi được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới đến nay, nhiều chính phủ và 26 tổ chức quốc tế đã tài trợ cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế gần 10 triệu USD để phục vụ công tác trùng tu, bảo tồn.

Gần đây, Quỹ hỗ trợ Quốc tế của UNESCO tài trợ chương trình “Nâng cao năng lực quản lý khu di sản Huế” giai đoạn 2014-2015 với tổng số tiền 29.930 USD; Quỹ Đại sứ về Bảo tồn Văn hóa Hoa Kỳ (AFCP) của Bộ Ngoại giao Mỹ tài trợ 2 dự án tại khu vực Hoàng Thành Huế với tổng số tiền gần 730.000 USD; Chính phủ Lào tài trợ 400m3 gỗ lim, tương đương 200.000 USD; hay như Công ty Hóa chất Rhone Polenc (Pháp) giúp bảo quản và tư vấn kỹ thuật chống mối cho các công trình Hiển Lâm Các, Đại Nội với
tổng số tiền 1 triệu USD… Ngoài việc hỗ trợ vật chất, nhiều nước như Ba Lan, Đức, Nhật Bản… còn cử chuyên gia sang trực tiếp giúp Huế.

Sự hợp tác, giúp đỡ của các chính phủ và tổ chức quốc tế không chỉ giúp Huế có cơ sở về tài chính, kinh nghiệm, kỹ thuật, công nghệ… mà quan trọng hơn đó còn là tình cảm đặc biệt của bạn bè quốc tế dành tặng cho Huế, từ đó tạo thành những cầu nối giúp Huế quảng bá hình ảnh của mình hiệu quả hơn đến với thế giới. Nhờ đó lượng khách quốc tế đến với Huế cũng ngày một đông hơn. Ví như năm 2014, Huế đã thu hút gần 1 triệu lượt khách quốc tế đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Để công tác bảo tồn, trùng tu các di tích một cách bài bản, chuyên nghiệp và lâu dài, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang lên kế hoạch xúc tiến mời các chuyên gia quốc tế giúp Huế xây dựng một chương trình quản lý mang tính chiến lược có tầm nhìn đến năm 2030.

Có thể nói, người Huế có ý thức và tình cảm rất đặc biệt đối với những di sản của cha ông để lại. Có lẽ vì thế mà họ luôn tri ân một cách sâu sắc đối với những người có nhiều đóng góp cho Huế. Chẳng thế mà họ đã dành hẳn một vị trí trang trọng trong khu di tích để lập một ban thờ nhằm tri ân công lao của kiến trúc sư Kazik, một kiến trúc sư nổi tiếng thế giới người Ba Lan, người đã trút hơi thở cuối cùng vào năm 1997 khi đang miệt mài giúp Huế trùng tu, sửa chữa từng viên gạch trong Đại Nội./.


ແປລາວ:

ໄດ້ມີໄລຍະໜ່ຶງທີ່ຍາວນານພໍສົມຄວນ, ບັນດາກິດຈະການ ສະຖາປັດຕະຍະກຳຕ່າງໆ ຂອງພະລາຊະວັງສະໄໝລາຊະວົງ ຫງວຽນ(1802-1945) ທີ່ເມືອງເຫວ້ ໄດ້ຖືກຫລົງລືມ ແລະ ກາຍເປັນບູຮານສະຖານທີ່ຮົກເຮື້ອ ເພພັງ ຍ້ອນໄພທຳມະຊາດ ແລະ ລະເບີດລູກບົ່ມ. ຈົນມາ ຮອດປີ 1993, ເມື່ອກຸ່ມປູສະນີຍະສະຖານ ກຸງເກົ່າເຫວ້ ໄດ້ຖືກຮັບຮອງເປັນມໍລະດົກວັດທະນະທຳໂລກ ຈາກອົງການຢູແນັສໂກ (UNESCO) ວຽກງານອະນຸລັກ ຮັກສາ, ບູລະນະປະຕິສັງຂອນ ຈຶ່ງໄດ້ຮັບຄວາມເອົາໃຈໃສ່ ແລະ ຊຸກຍູ້ຢ່າງແຂງແຮງ. ນັບແຕ່ນັ້ນເປັນຕົ້ນມາ, ດ້ວຍແຫຼ່ງທຶນພາຍໃນ ແລະ ຕ່າງປະເທດ, ຫຼາຍໆກິດຈະການ ໄດ້ຮັບການຟື້ນ ຟູຄືນໃໝ່ ມີຮູບຮ່າງທີ່ສວຍສົດງົດງາມສະຫວ່າງສະໄຫວເໝືອນໃນເມື່ອກ່ອນ. 

ຄວາມເຊື່ອມເສຍຕາມການເວລາ

ເຫວ້ເປັນເຂດແຄ້ວນທີ່ມີແດດກ້າຝົນຕົກຫຼາຍ, ພູມອາກາດ ບໍ່ອໍານວຍ, ໄພທໍາມະຊາດ ນ້ໍາຖ້ວມຊໍ້າຊາກເກືອບວ່າທຸກປີ. ບວກກັບການທຳລາຍມ້າງເພ ສຸດທີ່ດຸເດືອດຮ້າຍແຮງ ຂອງສົງ ຄາມຕໍ່ສູ້ກູ້ຊາດ ຕ້ານຈັກກະພັດ ຝຣັ່ງ ແລະ ອາເມລິກາ ແລະລວມທັງການບໍ່ເອົາຫົວຊາຂອງມະນຸດໃນການດໍາລົງຊີວິດເພື່ອຊອກຢູ່ຫາກິນ ໄດ້ເຮັດໃຫ້ກຸ່ມປູສະນີຍະສະຖານພະລາຊະວັງເກົ່າ ເຫວ້ ຖືກເພພັງ, ເສຍຫາຍບໍ່ຈັກວ່າເທົ່າໃດ.

ການເປ່ເພເສຍຫາຍນັ້ນເກີດຂຶ້ນຢ່າງງຽບໆເປັນແຕ່ລະມື້ ແຕ່ລະວັນ, ເດືອນນີ້ຫາເດືອນໜ້າ ດັ່ງນັກຄົ້ນຄ້ວາກ່ຽວກັບເຫວ້ທ່ານໜຶ່ງໄດ້ປຽບທຽບວ່າ: “ ການກັດຄ້ຽວຂອງການເວລາສາມາດເຮັດໃຫ້ ພະລາຊະວັງເກົ່າເຫວ້ ຖືກລົ້ມລະລາຍທັງໝົດ”.

ຍັງຈຳໄດ້ວ່າ, ໄພທຳມະຊາດນ້ຳຖ້ວມທີ່ໜ້າຢ້ານກົວທີ່ສຸດເມື່ອປີ 1999 ທົ່ວກຳແພງພະລາຊະວັງ ເຫວ້ ຖືກຈົມຢູ່ໃນທະເລນ້ຳໃນຊົ່ວຂະນະ. ບັນດາຫໍໂຮງ, ຫໍບູຊາທັງຫລາຍ ຖືກແຊ່ ຢູ່ໃນນ້ຳເປັນເວລາຫລາຍວັນ ເຮັດໃຫ້ໄມ້, ດິນຂໍ ຖືກເປື່ອຍເຍື່ອຍ, ເພພັງ ຢ່າງຮ້າຍແຮງ. ຍິ່ງກວ່ານັ້ນ, ກຳແພງບາງຊ່ວງ, ຫໍໂຮງບາງຫລັງໄດ້ຖືກກະແສນໍ້າຜັກດັນເຮັດໃຫ້ເພພັງ ຫລື ໂອນອຽງ ຫຼື ລົມພະຍຸ ຄັ້ງປະຫວັດສາດເກີດຂຶ້ນ ໃນເມື່ອປີ 1985 ໄດ້ເຮັດໃຫ້ ນະຄອນເຫວ້ ທົ່ວທຸກແຫ່ງກາຍເປັນສະຫຼັກຫັກພັງ ແລະ ຊຸດໂຊມເໝືອນດັ່ງຢູ່ໃນສະໜາມຮົບ ຊຶ່ງໃນນັ້ນມີຫຼາຍກິດຈະການສະຖາປັດຕະຍະກຳກຸງເກົ່າເຫວ້ ກໍ່ມີໂຊກຊາຕາດຽວກັນ.


ສ່ວນຕົວຂ້າພະເຈົ້າເອງເປັນຊາວເມືອງເຫວ້, ໃນຊຸມປີທີ່ດໍາລົງ ຊີວິດຢູ່ບ້ານເກີດເມືອງນອນ, ເກືອບວ່າ ປີໃດກໍຕ້ອງເຫັນກັບຕາ ໄພນ້ຳຖ້ວມສອງສາມຄັ້ງ. ມີບາງຄັ້ງ, ນ້ຳຂຶ້ນມາຈາກແມ່ນ້ຳດັນ ຂຶ້ນສູງ  ຖ້ວມລົ້ນຜ່ານເຂົ້າປະຕູກຳແພງ ອານຮ່ວາ, ແຈ໋ງໄຕ, ເກື່ອຫືວ, ເກື່ອຍ່າໂດ່… ໄຫຼຫຼັ່ງທັ່ງເທເໝືອນດັ່ງນ້ຳຕົກຕາດ ຄ້າຍກັບວ່າຈະພັດຊຸໄປທັງກຳແພງ ແລະ ເຮືອນຊານບ້ານຊ່ອງ ທຸກຢ່າງ.

ໃນຊຸມປີ 80 ຂອງສະຕະວັດກ່ອນ, ທົ່ວທຸກພື້ນທີ່ກຳແພງ ພະລາຊະວັງເຫວ້ ທັງໝົດເໝືອນກັບວ່າຈົມຢູ່ໃນປ່າຫຍ້າທີ່ຮົກເຮື້ອ. ຄົນທ້ອງຖິ່ນ ເຂົ້າໆອອກໆຊອກຫາຫລົວຫາຟືນ, ຂຸດຄົ້ນຊອກຫາວັດຖຸເສດໂລຫະ ແລະ ປະປ່ອຍງົວຄວາຍເຂົ້າມາຢ່າງຊະຊາຍ. ເຂດເລາະລຽບຕາມຮົ້ວກຳແພງທີ່ກວ້າງໃຫຍ່, ປະຊາຊົນຍຸທ່າງ ປຸກເຮືອນ, ສັບຊ່າວເນື້ອທີ່ເພື່ອປູກຝັງ ແລະ ເຮັດທຸກສິ່ງທຸກຢ່າງເພື່ອຄວາມຢູ່ລອດ. ດ້ວຍເຫດນັ້ນ, ກຸ່ມປູສະນີຍະສະຖານກຸງເກົ່າເຫວ້ ທີ່ເຄີຍຖືກ ຊຸດໂຊມຢູ່ແລ້ວນັ້ນຍິ່ງຊຸດໂຊມ ແລະ ກາຍເປັນຮົກເຮື້ອ ສະຫລັກຫັກພັງລົງຕື່ມອີກ.

ສຸພາສິດຮ້ອຍປີຫີນສີລາກໍ່ຍັງລູ້ຍຫ້ຽນ. ຕາມການເວລາ ກິດຈະ ການ ແລະ ສະຖາປານິກຕ່າງໆ ຖືກທໍາລາຍ ນັບມື້ນັບເປ່ເພຊຳລຸດຊຸດໂຊມ, ຍິ່ງກວ່ານັ້ນຍັງມີໄພອັນຕະລາຍຖືກລົ້ມທະລາຍຢ່າງສິ້ນເຊີງ ຖ້າຫາກວ່າບໍ່ໄດ້ຮັບການປົກປັກຮັກສາຢ່າງທັນການ.

 
ຂະບວນການກອບກູ້ເອົາ ມູນມໍລະດົກ ຂອງຊາວເມືອງເຫວ້

ຫຼັງຈາກອົງການຢູແນັສໂກ(UNESCO) ໄດ້ຮັບຮອງເປັນມໍລະດົກວັດທະນະທຳ ຂອງໂລກບໍ່ດົນ, ຕໍ່ໜ້າການຊຳລຸດຊຸດໂຊມຢ່າງຮ້າຍແຮງຂອງບັນດາກິດຈະການສະຖາປັດຕະຍະກຳພະລາຊະວັງເຫວ້,  ອຳນາດການປົກຄອງແຂວງ ເທື່ອທຽນເຫວ້ ໄດ້ມອບໝາຍໜ້າທີ່ໃຫ້ແກ່ ສູນອະນຸລັກຮັກສາເຂດປູສະນີຍະສະ ຖານກຸງເກົ່າເຫວ້ ຂຶ້ນແຜນການອະນຸລັກຮັກສາ, ເສີມສ້າງ ແລະ ປະຕິສັງຂອນ ແນໃສ່ປົກປັກຮັກສາກຸ່ມມູນມໍລະດົກອັນໃຫຍ່ໂຕມະໂຫຖານນີ້ໄວ້ໃຫ້ໄດ້.

ຕາມຂໍ້ກຳນົດຂອງ ຢູແນັສໂກ, ພາຍຫຼັງໄດ້ຮັບການຮັບຮອງເປັນມໍລະດົກໂລກ, ສອງປີໃດ ອົງການດັ່ງກ່າວຈະດຳເນີນການກວດກາວຽກງານອະນຸລັກຮັກສາ ແລະ ປະຕິສັງຂອນມໍລະດົກເຫວ້ໜຶ່ງຄັ້ງ. ພິເສດ,  ຫົກປີຕໍ່ເນື່ອງກັນນັບແຕ່ປີ 2006-2012, ແຕ່ລະປີເຫວ້ຕ້ອງໄດ້ລາຍງານຊີ້ແຈ້ງ ຕໍ່ຢູແນັສໂກ ກ່ຽວກັບວຽກງານປະຕິສັງຂອນ, ອະນຸລັກຮັກສາ ມູນມໍລະດົກຂອງຕົນ ແລະ ລ້ວນແຕ່ໄດ້ຮັບການຕີລາຄາສູງຈາກຢູແນັສໂກ. ດ້ວຍເຫດນັ້ນ, ມາຮອດປີ 2013 ອົງການຢູແນັສໂກ ໄດ້ເອົາເຫວ້ອອກຈາກບັນຊີລາຍຊື່ ບັນດາມູນມໍລະດົກທີ່ຈໍາເປັນຕ້ອງໄດ້ຕິດຕາມ ແລະ ກ່າວເຕືອນ. ດ້ວຍບັນດາ ຜົນສໍາເລັດອັນໃຫຍ່ຫລວງນັ້ນ, ຢູແນັສໂກ ຫຼາຍຄັ້ງໄດ້ສະເໜີເຫວ້ ແຕ່ງຕັ້ງນັກຊ່ຽວຊານເຂົ້າຮ່ວມ ຄະນະກຳມະການມໍລະດົກໂລກ(ICOMOS) ຂອງຢູແນັສໂກ, ແຕ່ຍ້ອນຫຼາຍເຫດຜົນທີ່ແຕກຕ່າງກັນ, ມາຮອດປະຈຸບັນເຫວ້ກໍ່ຍັງບໍ່ທັນສາມາດແຕ່ງຕັ້ງຜູ້ຊ່ຽວຊານຂອງຕົນເຂົ້າຮ່ວມອົງການຈັດຕັ້ງທີ່ຊົງອິດທິພົນດັ່ງກ່າວໄດ້ເທື່ອ.

ຫວນຄືນຫຼັງ 22 ປີກ່ອນ, ນັບຕັ້ງແຕ່ກຸ່ມປູສະນີຍະສະຖານກຸງເກົ່າເຫວ້ໄດ້ຖືກຮັບຮອງເປັນມໍລະດົກໂລກໂດຍຢູແນັສໂກເປັນຕົ້ນມາ, ສູນອະນຸລັກຮັກສາເຂດປູສະນີຍະສະຖານກຸງເກົ່າເຫວ້ ສາມາດເຮັດໄດ້ຫລາຍຢ່າງດ້ວຍບໍລິມາດວຽກທີ່ໃຫຍ່ຫລວງຢ່າງແທ້ຈິງເຊັ່ນ: ດໍາເນີນການບູລະນະສ້ອມແປງ ແລະ ປະຕິສັງຂອນຫລາຍຮ້ອຍ ກິດຈະການສະຖາປັດຕະຍະກຳທີ່ສຳຄັນຕ່າງໆ. ໃນນັ້ນມີຫຼາຍກິດຈະການທີ່ພົ້ນເດັ່ນທີ່ນອນຢູ່ໃນເຂດຮ່ວາງແທ່ງຄື:  ງໍ້ມົນ, ວັງຖ໋າຍຮ່ວາ, ຫຽນເລີມກາກ, ເທ້ມ້ຽວ, ວັງຢຽນຖໍ້, ຢວຽດທິເດື່ອງ, ວັງເຈື່ອງແຊງ, ຫໍຕື໋ເຟືອງໂວຊື້, ລະບົບເຈື່ອງລາງ (ລະບຽງຍາວໃນ ຕືເກີ໋ມແທ່ງ) ແລະ ອື່ນໆ…


ພິເສດ, ຫຼັງ 90 ປີ ນັບຕັ້ງແຕ່ ງໍ້ມົນ, ປະຕູໂຂງຂອງຮ່ວາງແທ່ງ, ເປັນກຸ່ມກິດຈະກຳໜຶ່ງທີ່ໃຫຍ່ໂຕ ແລະ ເປັນສັນຍາລັກຂອງເຫວ້ ໂດຍໄດ້ຮັບການປະຕິສັງຂອນຄັ້ງໃຫຍ່ ເມື່ອປີ 1923 ໃນໂອກາດ ອວຍພອນອາຍຸຂວັນຂອງອົງກະສັດ ຂ່າຍດິ້ງ (1916-1925), ມາຮອດປັດຈຸບັນ ທາງສູນອະນຸລັກຮັກສາເຂດປູສະນີຍະສະຖານ ກຸງເກົ່າເຫວ້ ໄດ້ດຳເນີນການປະຕິສັງຂອນຄືນໃໝ່ອີກຄັ້ງໃຫຍ່.

ທ່ານ ດຣ. ຟານແທັງຫາຍ, ຜູ້ອຳນວຍການສູນ ອະນຸລັກຮັກສາ ເຂດປູສະນີຍະສະຖານກຸງເກົ່າເຫວ້ ໃຫ້ຮູ້ວ່າ, ເປັນເວລາເກືອບໜຶ່ງສະຕະວັດ ຜ່ານຜ່າຄວາມໂຫດຮ້າຍຂອງພູມອາກາດ ແລະ ການມ້າງທຳລາຍຂອງລະເບີດລູກບອມ, ມີຫຼາຍກິດຈະການ, ໂດຍສະເພາະຢ່າງຍິ່ງ ແມ່ນບັນດາໂຄງສ້າງທີ່ເປັນສິ້ນສ່ວນໄມ້ ກໍຖືກຕົກຕ່ຳຢ່າງຮ້າຍແຮງ. ດ້ວຍເຫດນັ້ນ, ການປະຕິສັງຂອນຄັ້ງນີ້ ບໍ່ພຽງແຕ່ມີຄວາມໝາຍສ້ອມແປງ, ຮັກສາເທົ່ານັ້ນ ຫາກຍັງມີຈຸດປະສົງ ແກ່ຍາວອາຍຸໄຂຂອງກິດຈະການອັນສຳຄັນດັ່ງກ່າວອີກດ້ວຍ.

ດ້ວຍເຫດນັ້ນ, ທາງສູນໄດ້ລະດົມກຳລັງນັກຊ່ຽວຊານ, ນັກສິລະປິນ, ນາຍຊ່າງຜູ້ມີສີມືດີທີ່ສຸດຂອງເຫວ້ ແລະ ທົ່ວປະເທດ, ໃນນັ້ນມີທັງນັກຊ່ຽວຊານຕ່າງປະເທດ, ສົມທົບກັບບັນດາເຕັກໂນໂລຊີ ທີ່ທັນສະໄໝທີ່ສຸດ ເພື່ອດຳເນີນການປະຕິສັງຂອນປະຕູໂຂງງໍ້ມົນ.

ເຫວ້ໄດ້ໝູນໃຊ້ເຕັກໂນໂລຊີປະຕິສັງຂອນທີ່ຖືໄດ້ວ່າດີທີ່ສຸດຂອງໂລກນັ້ນແມ່ນເຕັກໂນໂລຊີຂອງຍີ່ປຸ່ນ ຊຶ່ງເປັນປະເທດ ມີປະສົບການໃນການປະຕິສັງຂອນ ບັນດາກິດຈະການ ສະຖາປັດຕະຍະກຳບູຮານ, ພິເສດແມ່ນກິດຈະກຳດ້ວຍໄມ້ ຄືດັ່ງຢູ່ກຸງເກົ່າເຫວ້. ໂດຍອາໄສເຕັກໂນໂລຊີດັ່ງກ່າວ, ບັນດາ ນັກຊ່ຽວຊານໄດ້ຮື້ຖອນທັງໝົດທຸກສິ້ນສ່ວນທີ່ຕ້ອງການປະຕິສັງຂອນລົງມາ ເພື່ອກວດກາ ແລະ  ກໍານົດ ວິທີການແກ້ໄຂ ຢ່າງຂາດຕົວ ຄວາມເປ່ເພທີ່ບົ່ມຊ້ອນຢູ່ທາງໃນໂຄງສ້າງ ຂອງມັນ.

ທ່ານເຈິ່ນວັນເຮື້ອງ, ຜູ້ຮັບຜິດຊອບດ້ານເຕັກນິກການປະຕິສັງຂອນປະຕູໂຂງງໍ້ມົນ ໃຫ້ຮູ້ວ່າ, ທຸກໆຂັ້ນຕອນ ຂອງການປະຕິສັງຂອນລ້ວນແຕ່ໄດ້ຮັບການ ຄວບຄຸມກວດກາ ຢ່າງລະອຽດເຄັ່ງຄັດຈາກສູນອະນຸລັກຮັກສາເຂດປູຊະນີຍະສະ ຖານກຸງເກົ່າເຫວ້ ເພື່ອຮັບປະກັນ ໃຫ້ທຸກລາຍລະອຽດ ເຖິງວ່າ ນ້ອຍທີ່ສຸດ ກໍຕ້ອງຖືກກັບຕົ້ນສະບັບ. ຖ້າຫາກວ່າມີບາງສິ້ນສ່ວນຄື ຕະປູທອງນຳໃຊ້ເພື່ອເຊື່ອມຕໍ່ ຂາງຂື່ໄມ້ປະກອບບໍ່ຖືກກັບຂັ້ນຕອນເຕັກນິກ, ຜູ້ຄວບຄຸມກໍຮຽກຮ້ອງ ຕ້ອງປະ ກອບຄືນໃໝ່ ເຖິງວ່າ ບັນດາຕະປູນັ້ນຕັ້ງ ຢູ່ບ່ອນປິດບັງກໍຕາມ.

ປີ 2014, ໂດຍຜັນຂະຫຍາຍຈັດຕັ້ງປະຕິບັດ “ແຜນສັງລວມອະ ນຸລັກ ຮັກສາ ແລະ ເສີມຂະຫຍາຍຄຸນຄ່າ ປູຊະນີຍະສະຖານ ກຸງເກົ່າເຫວ້ ໄລຍະ 2010-2020” ຕາມຂໍ້ຕົກລົງສະບັບເລກທີ 1880/ QĐ-TTg ຂອງນາຍົກລັດຖະມົນຕີ, ສູນອະນຸລັກຮັກສາ ເຂດປູຊະນີຍະສະຖານ ກຸງເກົ່າເຫວ້ ໄດ້ລົງທຶນປະຕິສັງຂອນ ກິດຈະການບູຮານສະຖານ 17 ແຫ່ງ ດ້ວຍມູນຄ່າ ທັງໝົດແມ່ນ 90 ຕື້ດົ່ງ.

ຕາມແຜນການທີ່ວາງໄວ້, ປີ 2015 ນີ້ ທາງສູນຈະສືບຕໍ່ ຈັດຕັ້ງປະຕິບັດປະຕິສັງຂອນ ກິດຈະການຮ່ອງຮອຍ ປະຫວັດສາດ ຕື່ມອີກ 22 ແຫ່ງ ລວມມູນຄ່າລົງທຶນທັງໝົດປະມານ 150 ຕື້ດົ່ງ. ໃນນັ້ນໜ້າສົນໃຈແມ່ນບັນດາກິດຈະການ ສະຖານທີ່ ຝັງສົບ ຫລື ສຸສານຂອງກະສັດອົງຕ່າງໆຂອງສະໄໝລາຊະວົງ ຫງວຽນ ເຊັ່ນ: ສຸສານ ຢາລອງ, ມິງມ້າງ, ຖ້ຽວຈີ້ ແລະ ຕື້ດຶກ. ນີ້ແມ່ນ ບັນດາ ກິດຈະການສະຖາປັດຕະຍະກຳໃຫຍ່, ມີຄຸນຄ່າເປັນພິເສດ ດ້ານປະຫວັດສາດ, ສະຖາປັດຕະຍະກຳ, ວິຈິດຕະກຳ ແລະ ຈາລຶກໄວ້ ເອກະລັກສະເພາະຂອງເຈົ້າກະສັດສະໄໝລາຊະວົງ ຫງວຽນ ແຕ່ລະອົງ.

 
ເມື່ອທົ່ວໂລກຮ່ວມໄມ້ຮ່ວມມືກັບເຫວ້

ນັບຕັ້ງແຕ່ຢູແນັສໂກໄດ້ຮັບຮອງເປັນມໍລະດົກວັດທະນະທຳຂອງໂລກມາຮອດປັດຈຸບັນ, ຫຼາຍປະເທດ ແລະ 26 ອົງການຈັດຕັ້ງສາກົນໄດ້ອຸປະຖຳໃຫ້ແກ່ສູນອະນຸລັກຮັກສາເຂດປູສະນີຍະສະຖານກຸງເກົ່າເຫວ້ເກືອບ 10 ລ້ານ USD ເພື່ອຮັບໃຊ້ໃຫ້ແກ່ວຽກງານອະນຸລັກຮັກສາ ແລະ ບູລະນະປະຕິສັງຂອນມໍລະດົກດັ່ງກ່າວນີ້.

ໃນມໍ່ໆມານີ້, ກອງທຶນຊ່ວຍໜູນສາກົນຂອງອົງການຢູແນັສໂກໄດ້ອຸປະຖຳໃຫ້ແກ່ແຜນງານ “ຍົກສູງຄວາມອາດສາມາດ ດ້ານການຄຸ້ມຄອງ ກຸ່ມປູສະນີຍະສະຖານກຸງເກົ່າເຫວ້” ໄລຍະ 2014-2015 ດ້ວຍຈໍານວນເງິນທັງໝົດ 29.930 USD; ກອງທຶນ ເອກອັກຄະລັດຖະທູດ ກ່ຽວກັບການອະນຸລັກຮັກສາ ວັດທະນະ ທຳ ອາເມລິກາ(AFCP) ຂອງກະຊວງການຕ່າງປະເທດ ອາເມລິກາອຸປະຖຳ ໃຫ້ແກ່ 2 ໂຄງການ ທີ່ເຂດຮວ່າງແທ່ງເຫວ້ ດ້ວຍຈຳ ນວນເງິນທັງໝົດ ເກືອບ 730.000 USD; ລັດຖະບານລາວອຸປະຖຳ ໄມ້ດູ່ 400 ແມັດກ້ອນ, ທຽບເທົ່າ 200.000 USD; ແລະ ບໍລິສັດເຄມີ Rhone Polenc (ຝຣັ່ງ) ໄດ້ຊ່ວຍເຫຼືອດ້ານ ການຄຸ້ມຄອງຮັກສາ ແລະ ໃຫ້ຄໍາປຶກສາກ່ຽວກັບ ເຕັກນິກຕ້ານປວກສໍາລັບບັນດາກິດຈະການ ຫຽນເລີມກາກ, ດ້າຍໂນ້ຍ ລວມມູນຄ່າເປັນເງິນທັງໝົດ 1 ລ້ານ USD… ນອກຈາກການຊ່ວຍໜູນດ້ານວັດຖຸແລ້ວ, ມີຫຼາຍປະເທດຄື ໂປໂລຍ, ເຢຍລະມັນ, ຍີ່ປຸ່ນ ໄດ້ສົ່ງນັກຊ່ຽວຊານມາຊ່ວຍເຫວ້ອີກດ້ວຍ. 


ການຮ່ວມມື, ຊ່ວຍເຫຼືອຂອງລັດຖະບານ ແລະ ອົງການຈັດຕັ້ງ ສາກົນຕ່າງໆ ບໍ່ພຽງແຕ່ຊ່ວຍເຫຼືອເຫວ້ ມີພື້ນຖານດ້ານການເງິນ, ປະສົບການ, ເຕັກນິກ ແລະ ເຕັກໂນໂລຊີເທົ່ານັ້ນ ຫາກສຳຄັນຍິ່ງກວ່ານັ້ນແມ່ນນໍ້າຈິດນໍ້າໃຈພິເສດຂອງເພື່ອນມິດສາກົນ ທີ່ມອບເປັນຂອງຂວັນແດ່ເຫວ້, ຈາກນັ້ນສ້າງເປັນຂົວຕໍ່ ຊ່ວຍເຫວ້ໂຄສະ ນາເຜີຍແຜ່ ພາບພົດຂອງຕົນອອກສູ່ໂລກພາຍນອກຢ່າງມີປະສິດທິຜົນຕື່ມ, ອາໄສສິ່ງດ່ັງກ່າວ ປະລິມານແຂກສາກົນເຂົ້າມາສູ່ເຫວ້ ນັບມື້ນັບໄດ້ເພີ່ມຂຶ້ນ. ຍົກຕົວຢ່າງຄືປີ 2014 ຜ່ານມາ, ເຫວ້ໄດ້ດຶງດູດແຂກທ່ອງທ່ຽວສາກົນເກືອບ 1 ລ້ານເທື່ອຄົນ ມາທັດສະນາຈອນ ແລະ ພັກຜ່ອນບຳລຸງສຸຂະພາບ.

ເພື່ອເຮັດໃຫ້ວຽກງານອະນຸລັກຮັກສາ, ປະຕິສັງຂອນບັນດາຮ່ອງຮອຍປະຫວັດສາດກາຍເປັນແບບແຜນ, ເປັນມືອາຊີບ ແລະ ຍາວນານ, ສູນອະນຸລັກຮັກສາເຂດປູສະນີຍະສະຖານກຸງເກົ່າເຫວ້ ກໍາລັງຂຶ້ນແຜນຊຸກຍູ້ເຊື້ອເຊີນບັນດານັກຊ່ຽວຊານສາກົນ ມາຊ່ວຍເຫຼືອເຫວ້ກໍ່ສ້າງແຜນງານຄຸ້ມຄອງທີ່ມີລັກສະນະຍຸດທະສາດ ແລະ ມີວິໄສທັດເຖິງປີ 2030.

ສາມາດເວົ້າໄດ້ວ່າ, ຊາວເມືອງເຫວ້ມີຈິດສໍານຶກ ແລະ ມີອາລົມຈິດເປັນພິເສດຕໍ່ມູນມັງມໍລະດົກທີ່ປູ່ຍ່າຕາຍາຍຈົ່ງໄວ້ໃຫ້. ອາດ ຍ້ອນແນວນັ້ນແຫຼະ ເຂົາເຈົ້າຈຶ່ງໄດ້ສະແດງຄວາມຕອບບຸນແທນຄຸນຢ່າງເລິກເຊິ່ງ ຕໍ່ບັນດາຜູ້ຄົນທີ່ມີການປະກອບສ່ວນຢ່າງຫຼວງຫຼາຍໃຫ້ແກ່ເມືອງເຫວ້. ເພາະສະນັ້ນ, ຈຶ່ງບໍ່ແປກໃຈທີ່ຊາວເມືອງເຫວ້ໄດ້ຈັດສັນສະຖານທີ່ແຫ່ງໜຶ່ງສຸດທີ່ໂອໂຖງໃນເຂດບູຮານສະຖານເພື່ອຕັ້ງແທ່ນບູຊາ ທ່ານ Kazik ນັກສະຖາປານິກຊາວໂປໂລຍ ເພື່ອຈາລຶກເຖິງຄຸນງາມຄວາມດີຂອງເພິ່ນ, ເພິ່ນ ໄດ້ເຖິງແກ່ກຳ ເມື່ອປີ 1997 ໃນຂະນະທີ່ພວມຕັ້ງໜ້າເອົາໃຈໃສ່ຊ່ວຍເຫຼືອສ້ອມແປງປະຕິສັງຂອນດິນຈີ່ແຕ່ລະກ້ອນຢູ່ດ້າຍໂນ້ຍ.
 
 

    
1
1
2
2
3
3
4
4
5
5
6
6
7
7
8
8
9
9
10
10
11
11
12
12

Featured Posts

KEOTAVEN | ROOM PRICE LIST

KEOTAVEN GUESTHOUSE ROOM PRICE LIST   1. Room A1, A2, A3, A4 Price: 200.000 Kip . (Air conditioner, Fan, Water heater, Single bed) 2. Room B...

Guesthouse

Show all posts

Service

Show all posts

Distance

Show all posts

Translate Laovietlao

Show all posts

Love and Sex

Show all posts

Health

Show all posts

News

Show all posts

Event

Show all posts

Other

Show all posts

Maps

Exchange Rate

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
12

Followers

Blog Archive

Label

Views

Qr Bank & Logo

QR BANK
Qr Bank

LOGO
Logo

© Copyright KEOTAVEN1408 ,GUESTHOUSE