Rối loạn cương hay bất lực ở nam giới là chứng bệnh ngày càng gặp nhiều. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng bệnh này trong đó tác dụng phụ của thuốc là một trong số những nguyên nhân hay gặp.
Khả năng cương cứng của "cậu nhỏ" là sự kết hợp của nhiều yếu tố: hocmon, sự lưu chuyển máu và tâm lý. Vì vậy khi cậu nhỏ không nghe lời, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ để xác định đúng đâu là nguyên dẫn đến chứng bệnh này. Nếu như bạn đang trong quá trình điều trị một căn bệnh khác thì nguyên nhân có thể là do việc bạn dùng thuốc.
Dưới đây là một số nhóm thuốc thường gặp có thể gây nên hiện tượng "bất lực" ở nam giới:
1. Các loại thuốc an thần; thuốc chống lo âu, trầm cảm Một số loại thuốc chống lo âu (Lexomil, Xanax, Tranxène…) hay chống trầm cảm (Prozac, Effexor, Laroxyl) có thể gây nhiều tác dụng phụ khác nhau như mất tập trung, giảm trí nhớ và rối loạn cương dương. Tuy nhiên những tác dụng phụ này chỉ là tạm thời, nó sẽ chấm dứt sau khi ngừng dùng thuốc một thời gian ngắn.
2. Nhóm thuốc bêtabloquant dùng trong điều trị tim mạch Các loại thuốc nhóm bêtabloquat thường được kê đơn cho những người mắc bệnh tim mạch như cao huyết áp, tim đập nhanh hay nhồi máu cơ tim…Những thuốc này có thể làm chậm lượng máu đến dương vật và đôi khi gây khó khăn trong việc duy trì sự cương cứng.
3. Những thuốc lợi tiểu Cũng giống như nhóm bêtabloquant, một vài loại thuốc lợi tiểu cũng gây "bất lực" do sự có mặt của chất spironolactine. Đây là một chất thay thế testosteron và ngăn chặn sản sinh testosteron – hormone sinh dục nam. Lời khuyên: Có rất nhiều loại thuốc có thể làm ảnh hưởng tới sự cương dương. Tuy nhiên đặc điểm chung của tất cả các loại thuốc này là tác dụng phụ của nó sẽ hết khi bạn ngừng uống thuốc.
Dưới đây là một số nhóm thuốc thường gặp có thể gây nên hiện tượng "bất lực" ở nam giới:
1. Các loại thuốc an thần; thuốc chống lo âu, trầm cảm Một số loại thuốc chống lo âu (Lexomil, Xanax, Tranxène…) hay chống trầm cảm (Prozac, Effexor, Laroxyl) có thể gây nhiều tác dụng phụ khác nhau như mất tập trung, giảm trí nhớ và rối loạn cương dương. Tuy nhiên những tác dụng phụ này chỉ là tạm thời, nó sẽ chấm dứt sau khi ngừng dùng thuốc một thời gian ngắn.
2. Nhóm thuốc bêtabloquant dùng trong điều trị tim mạch Các loại thuốc nhóm bêtabloquat thường được kê đơn cho những người mắc bệnh tim mạch như cao huyết áp, tim đập nhanh hay nhồi máu cơ tim…Những thuốc này có thể làm chậm lượng máu đến dương vật và đôi khi gây khó khăn trong việc duy trì sự cương cứng.
3. Những thuốc lợi tiểu Cũng giống như nhóm bêtabloquant, một vài loại thuốc lợi tiểu cũng gây "bất lực" do sự có mặt của chất spironolactine. Đây là một chất thay thế testosteron và ngăn chặn sản sinh testosteron – hormone sinh dục nam. Lời khuyên: Có rất nhiều loại thuốc có thể làm ảnh hưởng tới sự cương dương. Tuy nhiên đặc điểm chung của tất cả các loại thuốc này là tác dụng phụ của nó sẽ hết khi bạn ngừng uống thuốc.
Khi gặp tác dụng phụ không mong muốn này, hãy nói với bác sĩ điều trị để được đổi sang một nhóm thuốc khác.
Chỉ bác sĩ mới có thể quyết định được bạn nên dùng loại thuốc nào. Trong trường hợp đã thay đổi thuốc mà tình trạng rối loạn cương vẫn không được khắc phục thì cần tìm một nguyên nhân khác để có phương pháp điều trị hiệu quả hơn