Sử dụng dầu dừa, dầu ôliu:
Dầu dừa rất tuyệt vời để dưỡng ẩm cho cả da và tóc. Dầu dừa có tính kháng khuẩn, chống oxi hóa và giữ ẩm rất tốt. Thoa một ít dầu dừa lên môi trước khi ngủ, sáng ra đôi môi các chị sẽ rất mượt mà, trang điểm cũng rất dễ (cách này cũng tốt cho da tay, chân bị khô nứt). Đây là mẹo chữa môi khô nứt được rất nhiều nghệ sĩ sử dụng vì rất hiệu quả và phù hợp với tính chất công việc thường xuyên phải trang điểm.
Dù là nguyên chất hay là các loại son dưỡng tự nhiên từ dầu dừa hay dầu oliu đều rất tốt cho làn da môi của bạn. Bạn hãy thoa lên môi 1 chút dầu dừa hoặc dầu oliu lên môi 2, 3 lần/ngày, đảm bảo da môi bạn sẽ mềm mại trở lại.
Tuyệt vời không kém dầu dừa. Mùi thơm dầu ôliu tuy không quyến rũ ngay nhưng có thể mang lại cho các chị hương vị nắng gió đặc biệt của vùng Địa Trung Hải. Ở miền này khí hậu rất khô và dầu ôliu là cách mà phụ nữ ở đây tin dùng nhất.
Dưa chuột
Dưa chuột không chỉ có tác dụng dưỡng da mà nó còn có thể chữa trị chứng nẻ môi mãn tính cực kì hiệu quả.
Khi bị nẻ môi mãn tính hoặc chảy máu, bạn chỉ cần cắt vài lát dưa chuột và chà nhẹ chúng lên môi trong vòng 20 phút để những tinh thể nước trong dưa chuột có thể thấm sâu vào làn môi.
Khi thực hiện theo cách này vài lần mỗi ngày, làn môi của sẽ sáng mịn và hồng đẹp tự nhiên.
Các sai lầm thường gặp để môi khô
Hãy tránh những sai lầm phổ biến sau đây, có xu hướng làm tình trạng môi thêm trầm trọng.
Liếm môi: Đó là bản năng tự nhiên để làm ướt môi khi cảm thấy môi bị khô. Tuy nước bọt có thể tạm thời làm ướt môi, nhưng khi nước bọt bay hơi thì môi sẽ càng khô hơn. Các enzym có trong nước bọt cũng có thể gây kích ứng vùng da vốn đã nứt nẻ.
Cắn da chết: Nhiều người có thói quen cắn, bóc hoặc cạo lớp vảy da trên môi. Da môi rất mỏng, tinh tế và nhạy cảm. Khi bị nứt nẻ, nó ở trong tình trạng mong manh. Việc cắn sẽ gây ra nhiều tác hại như khó chịu hoặc chảy máu, sẽ càng gây kích ứng da và làm chậm lành vết thương.